Giải đáp thắc mắc vì sao tiểu đường vết thương lâu lành

Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó, việc vết thương lâu lành cũng là biến chứng thường thấy đối với bệnh nhân tiểu đường. Vậy, vì sao tiểu đường vết thương lâu lành như thế? Và làm thế nào để chăm sóc vết thương khi bị tiểu đường nhanh lành hơn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kiến thức mà bạn không nên bỏ qua.

Mục lục bài viết

Vì sao tiểu đường vết thương lâu lành?

Vì sao tiểu đường vết thương lâu lành? Đây là một trong những câu hỏi thắc mắc của nhiều người bệnh và cũng là điều quan trọng bạn cần biết để có thể kiểm soát bệnh tốt hơn. 

vi-sao-tieu-duong-vet-thuong-lau-lanh
Vì sao tiểu đường vết thương lâu lành

Bệnh tiểu đường xuất hiện, cơ thể khó kiểm soát được đường huyết trong cơ thể. Và đường huyết cao sẽ khiến cho chức năng của bạch cầu dần suy giảm đi và nó mất đi khả năng chống lại vi khuẩn tấn công cơ thể. 

Chính vì thế, khi cơ thể bị các vết thương chảy máu, bạch cầu hoạt động kém sẽ khiến cho lượng đường trong máu không được kiểm soát, từ đó lưu thông máu bị gián đoạn. Các tế bào hồng cầu theo đó di chuyển chậm hơn. Cơ thể gặp phải vấn đề vận chuyển chất dinh dưỡng để chữa lành vết thương. Đó chính là lý do vì sao tiểu đường vết thương lâu lành, thậm chí không thể lành được. 

Một lý do nữa đó là bệnh tiểu đường còn làm tổn thương đến hệ thần kinh. Đó cũng là nguyên nhân khiến vết thương lâu lành. Khi đường huyết của cơ thể không được kiểm soát từ đó dây thần kinh bị tổn thương. Và dẫn đến tình trạng khi cơ thể bị thương, hệ thần kinh không nhận thức được sự bị thương đó. Chính vì thế, việc điều trị vết thương không kịp thời và hậu quả vết thương ngày càng nghiêm trọng và khó lành hơn. 

cach-cham-soc-vet-thuong-cho-nguoi-tieu-duong
Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Ngoài ra, khi mồ hôi trong cơ thể toát ra bất thường đặc biệt vào mùa nóng hoặc là da khô nứt nẻ mùa lạnh là nguyên nhân dẫn đến tình trạng người bệnh bị nhiễm trùng và biến dạng bàn chân. Đây là biến chứng dẫn đến nguy cơ nhiễm khuẩn da làm cho vết thương bị ảnh hưởng và lâu khỏi hơn. 

Đó là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng vết thương lâu lành ở người tiểu đường. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên chú ý hạn chế và tuyệt đối đừng để cơ thể bị thương. 

Cách phòng vết thương lâu lành ở người bệnh 

Một trong những cách giúp hạn chế vết thương lâu lành hiệu quả nhất đó là đừng để bản thân bị thương. Bởi vì khi bị thương rồi sẽ rất khó lành lại. Để có thể cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường nói chung và giảm thiểu hoàn toàn những nguy cơ vết thương lâu lành ở người bệnh tiểu đường đó là kiểm soát thật tốt đường trong máu. Đồng thời chăm sóc vết thương đúng cách và kịp thời:

han-che-vet-thuong-khi-bi-tieu-duong
Hạn chế vết thương khi bị tiểu đường
  • Bạn cần phải kiểm tra thường xuyên hơn những chỉ số đường huyết để đảm bảo kiểm soát được lượng đường trong máu, tránh những trường hợp lượng đường trong máu tăng cao mà khó kiểm soát. 
  • Bạn cần tuân thủ những nguyên tắc trong phác đồ điều trị và tôn trọng những lời khuyên từ bác sĩ. 
  • Hãy chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt tập thể dục thật khoa học để có thể giảm tối thiểu những nguy cơ biến chứng tiểu đường tốt nhất. 
  • Chú ý chăm sóc da thường xuyên để có thể phát hiện vết thương nhanh nhất và điều trị kịp thời nhất. 
  • Bạn nên đi tất, giày dép để bảo vệ bàn chân tránh những vết thương không may. Không những thế, hãy chú ý vệ sinh bàn chân bởi vì khi bị tiểu đường, bàn chân chính là nơi dễ bị nhiễm khuẩn nhất đối với người bệnh. 
  • Lưu ý khi cơ thể xuất hiện những vết thương và tự điều trị tại nhà không khỏi thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở ý tế để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến nhé!

Đó là những lưu ý cơ bản nhất bạn cần ghi nhớ để đảm bảo điều trị bệnh tiểu đường và tránh vết thương lâu ngày không khỏi tốt hơn. 

Cách chăm sóc vết thương cho người tiểu đường

Khi gặp phải những vết thương trên cơ thể, bạn cần chú ý trước hết là rửa sạch vết thương để tránh việc nhiễm trùng. Có thể sử dụng các dung dịch diệt khuẩn để đảm bảo rửa vết thương an toàn nhất. 

dieu-tri-vet-thuong-tieu-duong
Điều trị vết thương tiểu đường

Sau đó có thể sử dụng các loại thuốc giúp vết thương nhanh lành. Đồng thời nên chú ý mỗi ngày cần phải vệ sinh và quan sát sự tiến triển của vết thương. Nếu như tình trạng vết thương kéo dài lâu ngày và không có tiến triển tốt hơn thì bạn nên đến thăm khám bác sĩ kịp thời. 

Trên đây là những kiến thức bệnh tiểu đường vì sao tiểu đường vết thương lâu lành và cách phòng và chăm sóc vết thương tiểu đường lâu lành. Để có thể giúp cơ thể kiểm soát lượng đường huyết cũng như giảm thiểu những nguy cơ biến chứng tiểu đường tốt nhất, bạn có thể tham khảo qua thảo dược quý Bepharin của công ty Cổ phần NESFACO sản xuất – thảo dược 100%  đem đến công dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả nhất. 

Thông tin liên hệ: 

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com 
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button