Viêm khớp chườm nóng hay lạnh? Tùy theo từng tình trạng bệnh mà có thể chọn chườm nóng hay chườm lạnh. Đây là phương pháp trị liệu hiệu quả trong nhiều trường hợp bệnh lý. Vậy nên chườm nóng hay lạnh khi bị viêm khớp? Hãy cùng tìm hiểu với NESFACO nhé!
Mục lục bài viết
Viêm khớp chườm nóng hay lạnh?
Viêm khớp chườm nóng hay lạnh? Các phương pháp này là sử dụng tác động nhiệt lên 1 bộ phận bị đau. Cách thức này giúp giảm đau hiệu quả với những người vị viêm khớp.
Thực tế, khi bị viêm khớp thì phương pháp chườm nóng được dùng thường xuyên hơn. Cách này cũng có tác dụng chuyên sâu hơn trong điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp mãn tính.
Cũng theo các chuyên gia, khi bị viêm khớp thì người bệnh cần chườm nóng để giảm các cơn đau nhức. Bạn hãy chườm nóng khi có các vết đau mãn tính hoặc các chấn thương đã gặp sau 48 tiếng.
Chườm nóng có tác dụng làm giãn cơ khi quá tải, quá trình lưu thông máu cũng diễn ra dễ dàng và làm dịu những cơn đau. Nhiệt sẽ tác động hiệu quả với các cơn đau mãn tính, loại bỏ độc tố gây hại, căng cứng cơ.
Khi chườm nóng, bạn hãy bảo vệ cơ thể khỏi những thiết bị sưởi ấm có thể gây bỏng. Hãy đặt thiết bị chườm vào khăn để giảm khả năng tiếp xúc, không chườm nóng khi đang ngủ và không chườm quá 20 phút.
Chườm nóng và một số điều cơ bản
Chườm nóng sẽ giúp làm giãn mạch máy, thúc đẩy lưu thông máu để các vùng bị đau nhức và căng cứng được thư giãn. Hơi nóng tỏa ra còn có có công dụng điều hòa thần kinh cảm giác giúp con người cảm nhận về cơn đau nhẹ nhàng hơn.
Một số cách chườm nóng phổ biến
Khi chườm nóng, bạn có thể áp dụng theo các cách như sau:
Cách thứ nhất là dùng các sản phẩm tích nhiệt như túi chườm nóng, đai quấn nóng… để tác động nhiệt lên vị trí bị đau.
Cách thứ hai là trị liệu giảm đau bằng sáp parafin, parafin để nguội khoảng 43 độ lên vùng bị đau hoặc nhúng nhanh vùng đau vào sáp parafin. Lưu ý: nhúng vào sáp rồi rút ra lập tức.
Cách thứ ba là ngâm chỗ bị đau vào trong chậu nước nóng 33 – 37,7 độ.
Bên cạnh những cách chườm nóng trên, bạn có thể sử dụng miếng giữ nhiệt để dán trực tiếp lên vị trí cần giảm đau.
Vấn đề xương khớp nên chườm nóng
Phương pháp chườm nóng thích hợp với đau do bệnh lý mãn tính hoặc đau sau chấn thương 48 tiếng. Các trường hợp cần chườm nóng gồm:
- Viêm xương khớp mạn tính
- Bệnh gout mạn tính
- Viêm gân
- Đau lưng
- Đau cổ, đau vai do chấn thương
- Đau khớp gối
Chườm lạnh và một số điều cơ bản cần biết
Để biết viêm khớp chườm nóng hay lạnh, bạn cũng cần phải hiểu rõ những vấn đề cơ bản về chườm lạnh. Phương pháp này sử dụng hơi lạnh gián tiếp hoặc trực tiếp tại vùng cần điều trị.
Cách này sẽ giúp co mạch máu, giảm lưu lượng máu đến vùng da bị tổn thương. Vì vậy, quá trình viêm sẽ chậm hơn, giảm sưng tấy… Chườm lạnh cũng giúp ngăn chặn dẫn truyền cơn đau lên não. Phương pháp này mang lại hiệu quả tốt nhất trong khoảng 48 giờ bắt đầu từ khi cơn đau xuất hiện.
Một số cách chườm lạnh phổ biến
Phương pháp đầu tiên là dùng túi chườm lạnh, đặt nó lên vùng bị đau khoảng 15-20p. Hàng ngày làm như vậy khoảng 3-4 lần, mỗi lần cách nhau khoảng 6 tiếng.
Cách thứ hai là đắp một chiếc khăn mềm đã được làm lạnh lên vị trí phát ra cảm giác đau, giữ nguyên như vậy đến khi khăn hết lạnh.
Cách thứ ba là đắp một chiếc khăn mềm trên vị trí sưng đau, lấy 1 viên đá và lăn quanh khu vực bị thương theo chuyển động tròn khoảng 5 phút và thực hiện 2 lần mỗi ngày.
Hoặc bạn cũng có thể ngâm trực tiếp vùng tay, chân đau trực tiếp vào chậu nước lạnh. Tùy theo mức độ đau, bạn có thể lựa chọn cho mình một liệu pháp chườm lạnh phù hợp.
Xem thêm
Vấn đề xương khớp nên chườm lạnh
Không phải trường hợp bị đau nhức nào cũng áp dụng chườm lạnh, cụ thể các trường hợp chườm lạnh như:
- Bong gân, trật khớp do chấn thương thể thao, tai nạn giao thông hoặc lao động…
- Bệnh gout cấp tính
- Viêm xương khớp cấp tính
- Đau lưng trên hoặc đau lưng dưới
- Đau cổ, đau vai
- Đau khớp gối
Tóm lại, bạn nên chườm lạnh khi bị chấn thương, bệnh lý cấp tính, vận động quá mức… Chính hơi lạnh sẽ làm xoa dịu cơn đau, hạn chế sưng tấy cho vùng đau dễ chịu hơn.
Một số điều cần lưu ý khi chườm nóng và lạnh
Tùy theo từng tình trạng bệnh, nguyên nhân bệnh mà sẽ có câu trả lời cho viêm khớp chườm nóng hay lạnh. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ phương thức chườm để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Cụ thể:
Đối với chườm lạnh
- Với người bị chuột rút thì không nên chườm lạnh do hơi lạnh sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn.
- Tại vùng bị tê, mất cảm giác thì không nên chườm lạnh
- Không chườm lạnh vào vị trí có vết thương hở hoặc vùng da bị phồng rộp
- Người có tiền sử bệnh hoặc chấn thương mạch máu, rối loạn thần kinh giao cảm thì không áp dụng chườm lạnh
Đối với chườm nóng
- Vùng da bị tổn thương đang có biểu hiện nóng, đỏ thì không chườm nóng
- Vết thương hở hoặc vùng bị mất cảm giác thì không chườm nóng
- Người bị mắc vấn đề về thần kinh ngoại biên, rối loạn thần kinh giao cảm thì không chườm nóng
Phương pháp này chỉ thích hợp đối với những người muốn giảm cơn đau mãn tính như viêm khớp. Còn chườm lạnh là phương pháp hiệu quả với những trường hợp đau cấp tính do chấn thương như bong gân, trật khớp.
Hy vọng bạn đã biết viêm khớp chườm nóng hay lạnh qua những thông tin trên. Nhưng phương pháp này chỉ mang lại hiệu quả giảm đau chứ không phải giải quyết nguyên nhân của bệnh. Nên hãy cân nhắc thật kỹ khi áp dụng.
Hãy liên hệ để được tư vấn
Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com