Viêm khớp háng ở trẻ em được biết đến là một trong các bệnh xương khớp thường gặp. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm thì khiến gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho bé. Vậy căn bệnh này là gì? Làm sao để điều trị hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu với NESFACO nhé.
Mục lục bài viết
Viêm khớp háng ở trẻ em là bệnh như thế nào?
Viêm khớp háng ở trẻ em là một trong các căn bệnh về xương khớp khá phổ biến. Đó là do bị hư điểm cốt hóa trong giai đoạn phát triển của trẻ em. Căn bệnh này thường gặp ở trẻ em trong giai đoạn từ 7-14 tuổi.
Nhiều người cho rằng bệnh này chỉ xuất hiện ở người lớn nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ em. Bệnh không có bất cứ một triệu chứng điển hình nào. Cho nên, nếu phát hiện muộn, bệnh có thể thành lao khớp háng.
Về nguyên nhân của bệnh thì hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân cụ thể. Chỉ có một số nguyên nhân nguy cơ như: va chạm, virus hoặc do chấn thương lặp lại… Căn bệnh này ở trẻ em thường phát đột ngột. Có thể là do trẻ bị nhiễm trùng tai-mũi-họng hoặc đường tiêu hóa trước đó.
Trên phim chụp X-quang xương chậu cho thấy đầu xương đùi bình thường nhưng bị tràn dịch khớp háng. Khe khớp bị giãn rộng và các đường mỡ quanh khớp bị nén lại, đồng thời phần mềm xung quanh khớp háng dày lên.
Những triệu chứng bệnh viêm khớp háng ở trẻ em
Trên thực tê, các triệu chứng của viêm khớp háng ở trẻ em thường không rõ ràng. Vì vậy, rất khó để các bạn nhỏ chủ động phát hiện và mô tả chính xác với người lớn. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu bố mẹ thấy trẻ gặp các vấn đề sau thì hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra:
- Chân trẻ có bước đi khập khiễng, khó xoay khớp háng, ngồi xổm khó khăn
- Trẻ bị đau khớp háng thường xuyên, vận động bị hạn chế
- Sưng đau vùng háng, xương chậu
Bên cạnh đó, có một số các triệu chứng khác đi kèm như sốt cao, viêm nhiễm tai mũi họng, tiêu hóa bị rối loạn… Hoặc là do tiền sử trong gia đình có người bị viêm khớp háng, trẻ bị té ngã chấn thương khớp gối không được điều trị đúng cách, trẻ bị thừa cân béo phì… cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm khớp háng.
Nếu như trẻ không được phát hiện kịp thời, tình trạng viêm khớp háng kéo dài sẽ khiến trẻ đau đớn dữ dội. Lúc này, ngay cả việc mặc quần hoặc ngồi cũng khó khăn với bé.
Đến nay, các bác sĩ chuyên môn cũng chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây nên viêm khớp háng ở trẻ em. Nhưng dựa theo kinh nghiệm thực tế thì bệnh này có thể là do:
- Yếu tố di truyền
- Trẻ có khiếm khuyết ở sụn khớp, cấu trúc xương
- Sự tấn công của virus vào cơ thể khi chức năng miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa hoàn thiện
- Trẻ bị chấn thương đầu gối thường xuyên nhưng không được thăm khám, điều trị đúng cách
Xem thêm
Phương pháp điều trị viêm khớp háng ở trẻ em
Tùy theo tuổi và thể trạng của trẻ mà sẽ có các cách điều trị viêm khớp háng ở trẻ em khác nhau. Bạn cần thực hiện theo các hướng dẫn của bác sĩ như sau:
Dùng thuốc
Trong trường hợp trẻ bị viêm khớp háng do nhiễm khuẩn thì sẽ được điều trị ngay bằng thuốc kháng sinh. Sau 48 giờ dùng thuốc, các triệu chứng sẽ thuyên giảm dần. Một số tình trạng nhiễm trùng da nấm còn được chỉ định thuốc kháng nấm để ức chế sự phát triển của bệnh.
Với trường hợp thông thường, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như sau:
- Thuốc giảm đau để giảm bớt sự đau nhức của trẻ, còn nếu bị sưng tấy thì bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc khác
- Thuốc chống viêm không steroid: giảm sưng viêm nhưng thuốc lại có thể gây ra nhiều tác dụng phụ. Khi dùng cần có chỉ định từ bác sĩ.
- Các loại thuốc bổ sung canxi và vitamin để tăng cường hệ thống xương khớp.
Trẻ em là đối tượng khá nhạy cảm khi dùng thuốc nên cũng dễ gặp phải tác dụng phụ khi uống thuốc. Cho nên, phụ huynh cần phải cẩn trọng khi cho trẻ uống thuốc để trị bệnh. Cần uống đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Chỉnh hình khớp và vật lý trị liệu
Việc chỉnh hình khớp háng cho trẻ sẽ được áp dụng trong trường hợp trẻ bị chấn thương. Khớp háng của trẻ bị trật hoặc do loạn sản xương hông. Lúc này, bác sĩ sẽ nẹp lại phần hông của trẻ để định hình khớp. Trong vài tháng liền, trẻ sẽ phải nằm yên để cố định khớp háng.
Trẻ cũng sẽ được tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động. Phương pháp này cũng được chỉ định với trẻ điều trị bằng thuốc. Điều này đảm bảo khả năng hoạt động của trẻ được phục hồi sau thời gian điều trị.
Can thiệp ngoại khoa
Nếu như điều trị bằng nội khoa không được hiệu quả thì bác sĩ sẽ chuyển sang điều trị ngoại khoa. Việc phẫu thuật cho bé chủ yếu là định hình lại khớp trong trường hợp khớp trật nghiêm trọng. Phẫu thuật xong, phụ huynh nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và tập luyện để trẻ phục hồi nhanh chóng.
Đó là những thông tin cơ bản về viêm khớp háng ở trẻ em mà bạn cần biết. Hãy lưu ý và tham khảo ý kiến của bác sĩ để chăm sóc sức khỏe cho bé thật tốt nhé.
Hãy liên hệ để được tư vấn
Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com