Viêm khớp phản ứng có hết không? Nguyên nhân, phòng ngừa

Viêm khớp phản ứng có hết không? Đây là vấn đề nhiều người lo lắng bởi nó cũng gây ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan. Căn bệnh này nếu không điều trị sớm thì sẽ gây biến chứng đến vận động và sinh hoạt. NESFACO sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể hơn về căn bệnh này.

Mục lục bài viết

Viêm khớp phản ứng là gì?

Trước khi tìm hiểu viêm khớp phản ứng có hết không, bạn có biết căn bệnh này là gì? Viêm khớp phản ứng là một căn bệnh được biết đến với tên gọi là hội chứng Reiter. Đây là dạng bệnh về xương khớp ít gặp với nguyên nhân từ nhiễm trùng tại một cơ quan của cơ thể kéo theo viêm khớp thường xuyên. Các cơ quan bị viêm nhiễm có thể là hệ tiêu hóa, ruột, tiết niệu, bộ phận sinh dục…

Viêm khớp phản ứng là gì?
Viêm khớp phản ứng là gì?

Khi bệnh phát triển thành viêm khớp thì các vùng ảnh hưởng thường là đầu gối, khớp mắt cá chân, bàn chân. Viêm khớp phản ứng thường ở các khớp chi dưới, khớp vùng chậu, các điểm bám gân…

Căn bệnh này chính là hậu quả của việc mẫn cảm quá mức của hệ thống miễn dịch bởi tình trạng nhiễm trùng cơ thể. Tình trạng này thường xảy ra khi bị nhiễm trùng một vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí vài năm. Bất kể là ở độ tuổi nào, già hay trẻ, nam hay nữ cũng đều có thể mắc bệnh.

Viêm khớp phản ứng cũng thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng như: viêm khớp vảy nến mãn tính, viêm cột sống dính khớp…

Nguyên nhân bị viêm khớp phản ứng

Trước khi tìm hiểu viêm khớp phản ứng có hết không thì bạn có biết nguyên nhân gây bệnh này là gì? Nguyên nhân chủ yếu của căn bệnh này chính là do các loại vi khuẩn. Chúng sẽ làm nhiễm trùng đường tiết niệu, tiêu hóa và cơ quan sinh dục.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng
Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp phản ứng

Các vi khuẩn làm viêm nhiễm đường tiêu hóa như: Salmonella, Yersinia, Shigella, Borrelia, Campylobacter…

Các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu và cơ quan sinh dục như:  Chlamydia, Trachomatis, Rubella, HIV, virus viêm gan…

Đây không là bệnh truyền nhiễm nhưng tác nhân gây bệnh có thể truyền từ người này sang người khác. Hoặc có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh như:

Yếu tố giới tính

Thông thường, viêm khớp phản ứng thường gặp ở người trong độ tuổi từ 20-40 tuổi. Dù cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng nam giới thường có nguy cơ cao hơn. Các triệu chứng bệnh ở nữ giới cũng nhẹ hơn so với nam giới.

Viêm khớp thường ở nam giới
Viêm khớp thường ở nam giới

Yếu tố di truyền

Có nhiều trường hợp, bệnh có dấu hiệu là được di truyền từ thế hệ trước. Phân tử chung ở bề mặt các tế bào kế thường khiến khả năng mắc bệnh cao. Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với virus, vi khuẩn gây bệnh.

Xem thêm

Viêm khớp phản ứng có hết không?

Vậy căn bệnh viêm khớp phản ứng có hết không? Nguyên nhân bệnh là do nhiễm khuẩn cho nên có thể điều trị được. Để chữa bệnh viêm khớp, bạn có thể áp dụng một số các biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh, chống viêm để hỗ trợ triệt để căn nguyên của bệnh
  • Các loại thuốc kháng sinh thông thường có tác dụng giải quyết tình trạng nhiễm trùng. Các loại kháng viêm không steroid có tác dụng làm giảm đau, giảm cứng khớp.
  • Nếu người bệnh xương khớp mãn tính thì thực hiện tiêm cortisone khớp để hỗ trợ giảm đau nhanh chóng.
  • Còn nếu người bệnh bị nhiễm trùng mắt thì có thể dùng thuốc nhỏ mắt chứa steroid
  • Người bệnh viêm khớp phản ứng thì nên có những bài luyện tập thể dục thường xuyên. Các bài tập sẽ hỗ trợ làm giãn cơ, đỡ đau cứng khớp, tăng hiệu quả điều trị.
Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không?
Bệnh viêm khớp phản ứng có hết không?

Căn bệnh này có thể điều trị khỏi được nhưng sẽ không có thời gian khỏi bệnh cụ thể. Có người khỏi sau vài ngày, vài tuần hoặc có người khỏi sau vài tháng. Tuy rằng khỏi bệnh nhưng cũng lại dễ tái phát. Đó là bởi viêm nhiễm tiêu hóa hoặc viêm nhiễm đường sinh dục khó có thể trị dứt điểm.

Người vị viêm khớp phản ứng cần thường xuyên theo dõi bệnh lý và kiểm tra định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nên nếu bạn thắc mắc viêm khớp phản ứng có hết không thì câu trả lời sẽ là có.

Bệnh viêm khớp phản ứng có nguy hiểm không?

Bạn đã biết viêm khớp phản ứng có hết không? Bởi là 1 căn bệnh nên nó có thể được chữa khỏi. Nhưng nếu không phát hiện kịp thời thì cũng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Nếu người bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì các triệu chứng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Chỉ sau vài tuần, vài tháng hoặc sớm hơn nữa là bệnh sẽ khỏi theo đúng liệu trình bác sĩ chỉ định. 

Căn bệnh này có nguy hiểm không?
Căn bệnh này có nguy hiểm không?

Nhưng nếu người bệnh chủ quan không tuân theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh sẽ nguy hiểm hơn. Hơn nữa, thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học sẽ khiến các triệu chứng tăng dần. Lâu dài, các triệu chứng sẽ càng nặng hơn, làm cản trở các hoạt động ngày thường.

Thậm chí, nếu như không được trị bệnh kịp thời và đúng cách cũng có thể dẫn đến tàn phế. Bệnh sẽ bị tái phát nhiều lần hoặc chuyển sang mạn tính, có nhiều trường hợp biến chứng sang viêm cột sống dính khớp.

Cách phòng ngừa viêm khớp phản ứng

Ngoài các biện pháp điều trị bệnh, bạn cũng nên lưu ý để phòng tránh bệnh. Có một số mẹo mà bạn cần bỏ túi để tránh tái phát bệnh như:

  • Uống thuốc đúng và đều đặn theo đơn mà bác sĩ kê
  • Đi tái khám theo đúng chỉ định của bác sĩ
  • Dùng các miếng dán nóng hoặc miếng dán lạnh nhằm cải thiện tình trạng co cứng, giảm đau và giảm tình trạng sưng khớp
  • Khi ngồi, ngủ hay đứng cần phải đúng vị trí và tư thế
  • Áp dụng các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, sử dụng bao cao su

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu viêm khớp phản ứng có hết không và nguyên nhân bệnh. Hãy nghiên cứu kỹ để phòng tránh hiệu quả với sức khỏe của mình nhé!

Hãy liên hệ để được tư vấn

Công Ty Cổ Phần NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button