Xét nghiệm huyết học là gì và cần làm gì trước khi xét nghiệm?

Xét nghiệm huyết học là gì? Xét nghiệm huyết học còn gọi với tên phổ biến là xét nghiệm máu. Đây là loại xét nghiệm phổ biến nhất được sử dụng trong việc thăm khám sức khỏe để đưa ra những chẩn đoán chính xác, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả hơn. Cùng NESFACO tìm hiểu chi tiết về các công dụng khi làm xét nghiệm máu cũng như các chỉ số hay gặp trong kết quả thông qua nội dung sau.

Mục lục bài viết

Xét nghiệm huyết học là gì?

Xét nghiệm huyết học là gì?
Xét nghiệm máu là xét nghiệm được bác sĩ chỉ định

Khái niệm

Xét nghiệm huyết học nhằm mục đích có được các thông tin liên quan đến hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và các hemoglobin, hematocrit,…cùng một số thông tin khác. Dựa trên kết quả các chỉ số báo cáo, bác sĩ sẽ biết được những vấn đề liên quan đến sức khỏe, phát hiện được chứng rối loạn, thiếu máu, dấu hiệu bệnh và nguyên nhân tác động.

Phân loại

Xét nghiệm huyết học được phân thành hai loại chính bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn phần và xét nghiệm sinh hóa máu.

Xét nghiệm công thức máu toàn phần

Đây là cách xét nghiệm hay gặp nhất khi thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm xác định các chỉ số từ đó chẩn đoán sức khỏe cũng như các bệnh lý phát sinh, tình trạng bệnh lý đã có.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Dùng để đo lường thành phần các hóa chất trong máu để xác định nồng độ đường trong máu, xác định hàm lượng cholesterol, triglyceride, men gan, men AST, men ALT,…từ đó chẩn đoán tình trạng bệnh theo dõi và điều trị bệnh bằng những phương pháp thích hợp.

Lý do nên tiến hành xét nghiệm huyết học là gì?

Tiến hành xét nghiệm máu là phương pháp giúp đánh giá tình trạng sức khỏe tổng thể từ đó chẩn đoán, theo dõi bệnh và đề ra phương án chữa trị thích hợp. Thông qua xét nghiệm có thể phát hiện được một số bệnh như sau:

Bệnh về máu

Kết quả  xét nghiệm huyết học giúp phát hiện các bệnh về máu

Thông qua các chỉ số xét nghiệm có thể phát hiện được các dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, máu nhiễm mỡ, ký sinh trùng, chứng máu khó đông, ung thư máu hoặc chứng rối loạn hệ miễn dịch.

Bệnh về gan, thận

Thông qua xét nghiệm sinh hóa máu đo nồng độ Ure và Creatinin có thể biết được tình trạng sức khỏe của gan và thận. Nếu các chỉ số bất thường sẽ báo hiệu tình trạng rối loạn chức năng hoạt động, cơ thể đang mắc phải bệnh liên quan đến thận và gan và cần tiếp tục tiến hành các biện pháp chẩn trị chuyên sâu hơn để kịp thời điều trị.

Bệnh đường huyết

Thông qua kết quả xét nghiệm huyết học, lượng glucose trong máu có thể biết được bạn có bị mắc chứng đái tháo đường hay không. Để có kết quả chính xác, bạn cần nhịn ăn trước khi lấy máu theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh liên quan mỡ máu

Ngoài khả năng phát hiện bệnh đường huyết, bệnh gan thận, lợi ích khác của xét nghiệm huyết học là gì? Xét nghiệm huyết học thông qua những chỉ số về cholesterol có thể xác định khả năng mắc phải bệnh tim mạch. Cụ thể, khi nồng độ cholesterol xấu quá cao dễ dẫn đến tình trạng tắc nghẽn động mạch, xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, xét nghiệm huyết học còn giúp chẩn đoán cơn đau tim, phát hiện các căn bệnh nguy hiểm như bệnh Gout, HIV, nhiễm trùng não,…

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Những lưu ý trước khi xét nghiệm huyết học là gì?

  • Việc ăn uống trước khi tiến hành xét nghiệm có thể làm kết quả xét nghiệm không còn chính xác. Chính vì thế, dù thực hiện xét nghiệm công thức máu toàn phần hay xét nghiệm sinh hóa đều cần nhịn đói trước khi lấy máu từ 9 tiếng đến 12 tiếng.
  • Không sử dụng các loại thuốc Đông y, Tây y hoặc thuốc Nam trước khi xét nghiệm, tốt nhất chỉ nên uống nước lọc. Trong tình huống đã lỡ dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ để có phương án giải quyết thích hợp.
  • Không nên sử dụng chất kích thích như thuốc lá, cà phê, bia rượu, trà xanh,…trước khi tiến hành làm xét nghiệm.

Ý nghĩa các chỉ số xét nghiệm huyết học là gì?

WBC

WBC là số lượng bạch cầu có trong 1 thể tích máu, ở người bình thường, chỉ số thường dao động trong khoảng từ 4.300 tế bào/mm3 đến 10.800 tế bào/mm3. Chỉ số WBC tăng cao hơn khi cơ thể nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, u bạch cầu, bệnh liên quan đến bạch cầu,…Chỉ số WBC thấp hơn khi nhiễm siêu vi điển hình là HIV, viêm gan, thiếu vitamin B12,…

LYM

LYM là bạch cầu Lympho chứa trong một thể tích máu với giá trị bình thường dao động từ 0,6 Giga/l đến 3,4 Giga/l. Trong cơ thể, LYM thường chiếm giá trị từ 17% – 48% ( tương đương 0.9 G/L – 5.2 G/L). Khi LYM% tăng báo hiệu cơ thể bị nhiễm virus, Hogdkin; suy tuyến thượng thận hoặc viêm loét đại tràng. Khi LYM% giảm báo hiệu tình trạng HIV, lao, ung thư, sốt rét,…

NEUT

Ý nghĩa của các chỉ số xét nghiệm huyết học là gì?

NEUT là bạch cầu trung tính thường có giá trị khoảng 60% đến 66% có vai trò thực bào, ăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. NEUT tăng báo hiệu chứng nhiễm khuẩn cấp, nhồi máu cơ tim và NEUT giảm khi thiếu máu bất sản, nhiễm độc kim loại nặng,…

MON

MON là số lượng bạch cầu momo thường có giá trị khoảng 4% đến 8%. Khi MON% tăng là dấu hiệu của tình trạng nhiễm khuẩn, virus, ký sinh trùng, u tủy,…Khi MON% giảm chứng tỏ cơ thể thiếu máu bất sản, suy tủy gây thiếu máu,…

Lời kết

Như vậy, xét nghiệm huyết học là gì? Xét nghiệm huyết học mang đến nhiều lợi ích trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Thông qua kết quả xét nghiệm có thể phát hiện những nguyên nhân gây ra dấu hiệu bất thường của cơ thể kịp thời giúp công tác chữa bệnh đạt hiệu quả cao. Để có kết quả xét nghiệm chính xác, người bệnh cần nhịn ăn và uống (trừ nước lọc) trước đó khoảng 12 tiếng là tốt nhất.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button