Ion máu còn được biết tới là các chất điện giải máu. Chúng có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người bởi chúng được ví như nguyên liệu cung cấp cho tế bào hoạt động. Cùng Nesfaco tìm hiểu bài viết xét nghiệm ion đồ máu trong việc chẩn đoán bệnh để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục bài viết
Ion máu là gì? Xét nghiệm ion đồ máu có ý nghĩa gì
Ion máu là gì, việc xét nghiệm ion đồ máu có ý nghĩa gì và có cần thiết hay không? Cùng Nesfaco tìm hiểu ngay nào.
Ion máu là gì?
Ion máu hay còn gọi là chất điện giải chính là các khoáng chất và chất dịch mang điện tích. Chúng có mặt trong máu, nước tiểu, mô cơ hay trong tế bào ở dạng muối không tan.
Ở người khỏe mạnh, các ion này tồn tại ở hai bên màng tế bào luôn có sự cân bằng nhau. Điều này giúp cho quá trình trao đổi hóa học, chuyển hóa các chất hay các hoạt động của cơ và nhiều quá trình sống khác của cơ thể được diễn ra bình thường.
Khi cơ thể vận động nặng, ra nhiều mồ hôi, bị các bệnh lý về gan, tim, thận… làm cho sự cân bằng ion bị phá vỡ. Điều này khiến cho cơ thể mệt mỏi, yếu cơ, nhịp tim đập nhanh , thậm chí có thể gây co giật, nôn mửa hoặc tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Xét nghiệm ion đồ máu có ý nghĩa gì?
Xét nghiệm ion đồ máu là xét nghiệm để xác định nồng độ các ion điện giải có trong máu. Từ đó xem chúng ở mức nào, có ảnh hưởng gì tới sức khỏe toàn cơ thể nói chung và sức khỏe của các cơ quan nội tạng không.
Việc xét nghiệm ion đồ máu là rất quan trọng vì nó có thể cho ta biết có sự rối loạn các ion trong máu hay không. Xét nghiệm ion đồ máu cũng giúp các bác sĩ phát hiện và chẩn đoán sớm nhiều bệnh lý có liên quan tới chỉ số này.
Khi nào bạn cần tiến hành xét nghiệm ion đồ máu
Khi bạn thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường của việc rối loạn các ion máu như : mất nước, rối loạn nhịp tim, máu tuần hoàn kém , hoa mắt chóng mặt…
Các bệnh nhân có các bệnh lý như cao huyết áp, gan, thận, tim cũng cần được tiến hành xét nghiệm ion đồ máu để tìm ra nguyên nhân gây bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh ra sao.
Các bước chuẩn bị xét nghiệm ion đồ máu
Do việc xét nghiệm cần phải thực hiện với các mẫu máu nên bạn cần phải tới các bệnh viện hoặc các trung tâm xét nghiệm có dịch vụ xét nghiệm này. Sau đó bạn sẽ được thực hiện lấy máu và các mẫu máu xét nghiệm này sẽ được đưa tới phòng xét nghiệm để phân tích.
Trước khi có ý định đi làm xét nghiệm ion đồ máu bạn cần chú ý các vấn đề sau:
- Nên thực hiện vào buổi sáng vì thời gian này sẽ cho kết quả chính xác nhất
- Nên nhịn ăn trước khi lấy máu từ 5 tới 6 tiếng
- Không sử dụng các loại thuốc hay thực phẩm chức năng có khả năng làm ảnh hưởng tới nồng độ các ion trong máu trong vòng 24 giờ.
Các chỉ số xét nghiệm ion đồ máu có ý nghĩa gì
Việc xét nghiệm cho ta biết chỉ số nồng độ của các ion có trong máu. Các chỉ số bao gồm: Na+, K+, Cl-, HCO3- và tổng lượng CO2… giúp bác sĩ chẩn đoán và tìm cách điều trị các bệnh lý có liên quan.
Nồng độ ion Na+ trong máu:
Với người khỏe mạnh nồng độ Natri trong máu nằm trong khoảng từ 135 đến 145 mmol/l. Ion này chủ yếu có trong dịch ngoại bào. Chúng có vai trò duy trì áp suất tại đó cùng với Cl- và HCO3-. Việc tăng hay giảm nồng độ Na+ sẽ cho ta biết các vấn đề sau:
Nồng độ Na+ trong máu tăng
Việc tăng nồng độ Na trong máu thường xảy ra do sự mất cân bằng giữa lượng nước vào và ra khỏi cơ thể. Tác hại của việc tăng nồng độ Na+ có thể gây mất nước trong tế bào, cơ thể bị phù, huyết áp tăng, da nhão, gây cảm giác khát, sút cân, tim đập nhanh, nặng hơn có thể dẫn tới hôn mê, mê sảng, sốt …
Nồng độ Na+ trong máu bị giảm
Tình trạng nồng độ Na+ giảm có 3 mức độ khác nhau là giảm nhẹ, giảm vừa và giảm sâu. Các tình trạng kèm theo triệu chứng này là ngất, hoa mắt, khát, phù, nhịp tim nhanh, khô niêm mạc, phù não, suy thận , sốc và hôn mê…
Nồng độ K+ trong máu
Với người khỏe mạnh nồng độ io K+ trong máu nằm trong khoảng từ 3,5 tới 4,5 mmol/l. Ion K+ tồn tại chủ yếu bên trong tế bào, tạo ra áp suất thẩm thấu cho nội bào. Do vậy K+ có vai trò quan trọng trong việc truyền tải thần kinh, co cơ và các hoạt động của enzym.
Việc nồng độ ion K+ có thể do nhiễm toan, suy thận, sốc phản vệ, tiêu cơ vân, tan máu. Người bệnh có các triệu chứng như tiêu chảy, mệt mỏi, nhịp tim chậm, ngừng tim…
Nồng độ K+ giảm có thể do các nguyên nhân như: nhịn đói, nghiện rượu, hấp thu kém hoặc do nôn mửa , tiêu chảy cấp. Bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu phản xạ kém, yếu cơ, liệt mềm, hay tiểu tiện đêm…
Ngoài các thông số cơ bản trên các thông số còn lại như Cl-. CO2, HCO3- ít được sử dụng hơn. Tuy nhiên khi cần thiết vẫn có thể áp dụng để chẩn đoán và điều trị các bệnh liên quan.
Tham khảo thêm:
Kết Luận
Xét nghiệm ion đồ máu là một xét nghiệm rất quan trọng trong việc phát hiện và điều trị các bệnh liên quan tới cơ quan nội tiết. Qua những thông tin mà Nesfaco chia sẻ hy vọng có thể giúp bạn bỏ túi cho mình những kiến thức bổ ích. Nếu còn thắc mắc về xét nghiệm ion đồ máu hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com