Tìm hiểu về xét nghiệm sinh hóa máu và các chỉ số cơ bản

Trong quá trình thăm khám và điều trị bệnh, việc xét nghiệm sinh hóa máu là điều cần thiết và cần phải thực hiện. Tuy nhiên không phải ai cũng biết về xét nghiệm này cũng như hiểu được rõ về các chỉ số của chúng. Nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề sinh hóa máu hãy cùng Nesfaco tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau đây.

Mục lục bài viết

Tìm hiểu về xét nghiệm sinh hóa máu là gì?

Xét nghiệm sinh hóa máu là một loại xét nghiệm thường được áp dụng để chẩn đoán và theo dõi về kết quả trong quá trình điều trị bệnh. Khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành định lượng các nồng độ của một số chất trong máu. Từ đó đánh giá về chức năng của một số bộ phận đặc trưng trong cơ thể cho chỉ số sinh hóa đó.

Xét nghiệm sinh hóa máu
Sinh hóa máu giúp phát hiện và điều trị bệnh tốt hơn

Việc làm xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá được các chức năng của các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân một cách hiệu quả. Đồng thời, còn giúp bệnh nhân tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho việc điều trị cũng như sẽ hỗ trợ bệnh sớm phục hồi hơn.

Khi lựa chọn xét nghiệm sinh hóa máu sẽ có những chỉ số cơ bản để giúp bác sĩ cũng như người bệnh dễ dàng theo dõi tốt hơn. Cụ thể: Ure máu; Creatinin huyết thanh; AST (SGOT), ALT (SGPT), GGT; ALP; Bilirubin; Albumin; Đường huyết (Glucose); Mỡ máu; Xét nghiệm ion đồ và Xét nghiệm Acid Uric.

Tìm hiểu về các chỉ số sinh hóa máu khi xét nghiệm

Khi đã biết về các chỉ số của sinh hóa máu, để có thể hiểu rõ hơn chúng ta cần phải hiểu lần lược về ý nghĩa của từng chỉ số. Điều này không chỉ giúp bác sĩ quan sát được bệnh tình mà còn giúp cho người bệnh có thể biết bệnh của mình ở mức độ nào. Cụ thể:

Chỉ số Ure

Khi xét nghiệm sinh hóa máu, chỉ số Ure rất quan trọng, đây là sản phẩm thoái hóa của protein được lọc ở cầu thận từ đó đào thải ra ngoài cơ thể qua đường tiểu. Thông thường, giá trị Ure sẽ ở mức từ 2,5 đến 7,5mg/dL. Nếu Ure trong máu tăng cao sẽ có thể dẫn đến một số bệnh lý như: sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, sỏi niệu quản, viêm ống thận, suy tim sung huyết, tiêu chảy…..

Chỉ số Creatinin huyết thanh

Creatinin huyết thanh là sản phẩm đào thải của thoái hóa creatinin phosphate cơ chúng sẽ được lọc hoàn toàn ở thận. Chỉ số này được biết đến nhằm đánh giá về chức năng của thận. Khi giá trị creatinin huyết thành ở nam giới đạt mức bình thường là từ 62 đến 120mg/dL, ở nữ giới là từ 53 đến 100mg/dL.

Xét nghiệm sinh hóa máu
Có rất nhiều chỉ số khi xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh tốt hơn

Thông thường creatinin huyết thanh sẽ tăng đối với người có bệnh lý về cường giáp, gout, suy thận và giảm dần ở phụ nữ mang thai, teo cơ, người bị liệt, người sử dụng thuốc chống động kinh.

Chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT) và GGT

Các chỉ số này khi xét nghiệm sinh hóa máu nhằm đánh giá đối với các bệnh lý về gan như: viêm gan (tổn thương nhu mô gan), viêm gan cấp, mạn tính… Ngoài ra, các chỉ số này cũng được sử dụng trong việc sàng lọc hoặc chẩn đoán các bệnh lý về cơ và tim…

Chỉ số ALP

Ý nghĩa của chỉ số ALP là để đánh giá cho các bệnh đặc trưng về gan và gương. Thông thường chỉ số của ALP là dưới 120U/L, khi ALP sẽ tăng ở các bệnh lý về xương và gan mật như: tắc ống mật, còi xương, rối loạn chuyển hóa xương, ung thư tiền liệt tuyến, nhuyễn xương…

Chỉ số đường huyết (Glucose)

Chỉ số đường huyết Glucose trong máu thường được kết hợp với việc xét nghiệm HbA1-C, nhằm chẩn đoán và theo dõi điều trị ở bệnh nhân đái tháo đường, hạ đường huyết. Chỉ số Glucose trong máu khi xét nghiệm sinh hóa máu bình thường là ở mức 3,9-6,4mg/dL và HbA1-C từ 4 – 5,6%.

Xét nghiệm sinh hóa máu
Hiểu được các chỉ số sẽ giúp theo dõi bệnh dễ dàng hơn

Chỉ số mỡ máu

Chỉ số xét nghiệm sinh hóa máu với mỡ máu bao gồm cholesterol toàn phần, LDL cholesterol, HDL cholesterol… nhằm xác định các bệnh về đái tháo đường, xơ vữa động mạch, béo phì, bệnh lý về tim mạch….

Chỉ số xét nghiệm ion đồ

Chỉ số này bao gồm kiểm tra các chỉ số Na+, K+, Cl, Ca2+ có trong máu, nếu đạt mức từ 135 – 145mEq/L sẽ được xem là bình thường. Nồng độ này tăng lên khi cường aldosteron, mất nước…. và giảm khi bị ứ dịch do suy thận, suy tim, tiêu chảy…

Chỉ số xét nghiệm acid Uric

Acid Uric là chỉ số nhằm chẩn đoán về bệnh thận, gout…. Đối với nam giới mức chỉ số ổn định từ 180 – 420mg/dL và với nam giới chỉ số bình thường từ 150 – 360mg/dL. Chỉ số này tăng với các bệnh suy thận, gout, vẩy nến và giảm khi mắc bệnh wilson hoặc thương tổn về tế bào gan…

Tham khảo thêm:

Lời kết

Với những thông tin mà Nesfaco vừa chia sẻ ở trên chắc hẳn bạn đã biết việc xét nghiệm sinh hóa máu rất phức tạp và có nhiều chỉ số khác nhau quan trọng. Do đó, để có được kết quả chính xác bạn cần phải lựa chọn được địa chỉ uy tín, máy móc hiện đại cùng với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao. Nếu còn điều gì thắc mắc xin liên hệ với Nesfaco theo thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn nữa.

CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: https://ondinhtieuduong.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button