Xuất huyết giảm tiểu cầu là một bệnh lý tương đối nguy hiểm có thể gây ra những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Vậy triệu chứng khi mắc bệnh và nguyên nhân gây xuất huyết giảm tiểu cầu là gì? Hãy cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?
Tiểu cầu tham gia trực tiếp vào quá trình làm đông máu, giúp cơ thể con người không bị xuất huyết nhiều khi gặp các tổn thương, trầy xước do tác động ngoại lực. Song song đó, tiểu cầu còn hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh, giúp bảo vệ tốt các tế bào bạch cầu. Thông thường số lượng tế bào tiểu cầu ở một người sẽ dao động trong khoảng 150.000/mcL – 400.000/mcL.
Tuy nhiên khi tiểu cầu có xu hướng giảm mạnh so với số lượng trung bình thì sẽ gây ra bệnh lý nguy hiểm, gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu. Bệnh xảy ra khi lượng tiểu cầu trong cơ thể bị phá hủy quá nhiều. Biểu hiện của bệnh sẽ là khiến chảy máu ở nhiều vị trí trên cơ thể.
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ làm ảnh hưởng xấu lên sức khỏe, thậm chí còn tước đi mạng sống của chúng ta. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là ở những đối tượng nhạy cảm như trẻ em và nữ giới.
Nguyên nhân gây ra bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu thường xuất hiện do hai nguyên nhân chính là:
Do di truyền
Theo cơ chế gen lặn, xuất huyết giảm tiểu cầu có thể được di truyền từ đời này sang đời khác. Nghĩa là nếu bố mẹ mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu thì khi sinh con có đồng hợp tử gen lặn về bệnh, vẫn có thể truyền qua người con.
Do mắc phải một số bệnh lý
Cơ thể sẽ có những lúc sản xuất nhầm các protein có khả năng cản trở lên chức năng của enzyme, khiến gây ra bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu. Nguyên nhân của việc tạo ra nhầm protein là do cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý như nhiễm HIV, ung thư hoặc nhiễm trùng.
Ngoài ra còn có những loại thuốc làm ảnh hưởng tới sự phát triển của tiểu cầu như Estrogen, liệu pháp hormone, hóa trị, Cyclosporine A
Xem thêm:
Dấu hiệu nhận biết xuất huyết giảm tiểu cầu
- Cơ thể xuất hiện những vết bầm tím trên da nhưng không rõ nguyên do.
- Có các đốm nhỏ li ti màu đỏ hoặc tím khắp nơi.
- Bị vàng da.
- Da thiếu sức sống, nhợt nhạt.
- Sốt kéo dài, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau đầu
- Chảy máu không cầm được khi bị thương ngoài da
- Chảy máu mũi, răng lợi thường xuyên
- Có máu trong nước tiểu hoặc phân
- Kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài hơn ở nữ
Các biến chứng của xuất huyết giảm tiểu cầu có thể xảy ra là:
- Suy thận
- Số lượng hồng cầu thấp
- Ảnh hưởng lên hệ thần kinh
- Chảy máu nghiêm trọng
- Đột quỵ
Chẩn đoán bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu như thế nào?
Để bắt mạch chính xác bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, ngoài quan sát các biểu hiện bên ngoài, các bác sĩ còn yêu cầu nhiều xét nghiệm như:
- Xét nghiệm kháng thể để kiểm tra xem có loại protein nào can thiệp vào enzyme ADAMTS13 không
- Xét nghiệm mức độ creatinin
- Xét nghiệm hoạt động của enzyme ADAMTS13
- Xét nghiệm Lactate dehydrogenase
Ngoài ra, các bác sĩ cũng tiến hành kiểm tra nồng độ cao của bilirubin vì bilirubin được sinh ra khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ.
Phương pháp điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu
Hiện nay các bác sĩ thường áp dụng hai phương pháp điều trị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là:
Phẫu thuật cắt lách
Đối với người bệnh bị xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát loại nặng, các bác sĩ sẽ điều trị prednisone đầu tiên. Sau khi theo dõi tình trạng nếu cảm thấy không hiệu quả, sẽ chỉ định phẫu thuật cắt lách nhằm cắt bỏ triệt để nguồn tiêu diệt tiểu cầu trong cơ thể. Nhược điểm của phương pháp này là có nguy cơ nhiễm trùng cao do cơ thể không có lách để bảo vệ.
Tiêm tĩnh mạch huyết tương
Ngoài cách dùng thuốc và phẫu thuật, để điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu, người ta còn ứng dụng tiêm tĩnh mạch huyết tương. Đặc tính của huyết tương là làm đông máu hiệu quả và nhanh chóng. Việc tiêm tĩnh mạch huyết tương được hiểu đơn giản là các bác sĩ sẽ lấy huyết tương của người khỏe mạnh để truyền cho người bệnh sau khi đã trải qua quy trình tách huyết tương ra khỏi máu.
Tiêm tĩnh mạch huyết tương cần được duy trì mỗi ngày cho tới khi tình trạng sức khỏe có dấu hiệu cải thiện đáng kể.
Xem thêm:
Thông qua bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã nắm rõ khái niệm, triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu là gì rồi nhé.