Trong chuyên khoa huyết học, xuất huyết giảm tiểu cầu chính là một trong những bệnh lý phổ biến nhất. Đặc biệt, đây còn là căn bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn và không gây biến chứng khi điều trị. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là gì và dấu hiệu nào để nhận biết? Cùng ondinhtieuduong.com theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!
Mục lục bài viết
Vai trò của tiểu cầu đối với sức khỏe
Cùng với hồng cầu, huyết tương, bạch cầu thì tiểu cầu cũng là một thành phần quan trọng cấu tạo nên tế bào máu do tủy xương sản xuất ra. Theo các chuyên gia y tế thì bên trong cơ thể sẽ có chứa khoảng 150.000/mcL – 400.000/mcL tế bào tiểu cầu.
Tế bào tiểu cầu nắm giữ vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Bởi chúng giúp cho mạch máu được nguyên vẹn, tham gia vào quá trình đông máu và phòng ngừa mất máu khi cơ thể bị tổn thương. Không chỉ vậy, tiểu cầu còn giúp cơ thể được bảo vệ khỏi những vi sinh vật hay các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Nguyên nhân dẫn đến bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu thì có rất nhiều. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã chia chúng thành 2 lý do chính là:
Do di truyền
Xuất huyết tiểu cầu có một dạng được di truyền theo cơ chế gen lặn qua các thế hệ. Cụ thể là nếu cha mẹ mang gen bệnh nhưng chưa có những biểu hiện cụ thể của bệnh. Sau khi sinh con, đứa trẻ sẽ có đồng tử hợp gen của bệnh xuất huyết tiểu cầu và sẽ có những triệu chứng cụ thể của bệnh. Xuất huyết tiểu cầu do di truyền chính là kết quả của gen ADAMTS13 bị đột biến. Đây là gen có vai trò chính trong việc sản sinh enzyme đông máu.
Do mắc phải
Khi cơ thể bị rối loạn và bị nhầm lẫn trong quá trình sản sinh nên các loại protein can thiệp vào chức năng của enzyme thì sẽ gây nên xuất huyết tiểu cầu khối do mắc phải. Nguyên nhân dẫn đến bệnh lý ở dạng này có thể là do biến chứng của phẫu thuật cấy ghép tế bào tủy và gốc máu, nhiễm HIV, phụ nữ mang thai bị ung thư, nhiễm trùng,… Ngoài ra, nếu sử dụng một số loại thuốc như: Cyclosporine A, hóa trị, liệu pháp hormone, Estrogenm,… trong một thời gian dài cũng có thể dẫn đến bệnh xuất huyết tiểu cầu.
Dấu hiệu nhận biết bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu
Khi mắc phải bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu nhận biết cụ thể như:
Trên cơ thể có nhiều vết bầm tím nhưng không xác định rõ nguyên nhân gây nên. Tình trạng này còn được gọi là ban xuất huyết.
- Trên cơ thể xuất hiện nhiều đốm nhỏ có màu tím hoặc đỏ trông giống như phát ban.
- D trên toàn bộ cơ thể bị vàng.
- Da nhợt nhạt, kém sắc, trông thiếu sức sống.
- Người mệt mỏi, chán ăn, đau đầu, yếu đuối, nhầm lẫn,…
- Ở một số thể nặng còn rơi vào tình trạng hôn mê sâu, chảy máu nội tạng, đột quỵ,…
Xuất huyết tiểu cầu là một trong những bệnh lý lành tính mà có thể chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị đúng cách, kịp thời thì nó có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như: Phá vỡ tế bào hồng cầu, gây suy thận, ảnh hưởng hệ thần kinh,…
Cách điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu hiệu quả
Theo các chuyên gia y tế, xuất huyết tiểu cầu không nhất thiết phải sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng bệnh và thể trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có những biện pháp chữa bệnh khác nhau. Ví dụ như bệnh nhân là người lớn hay trẻ em, có bệnh lý nền không, mức độ xuất huyết,…
Sau đây là một số cách điều trị xuất huyết tiểu cầu với từng đối tượng bệnh nhân mà bạn có thể tham khảo để có thêm thông tin:
Đối với trẻ em: Nếu bệnh lý ở thể nhẹ thì sẽ tự khỏi khi trẻ lớn hơn mà không cần phải sử dụng thuốc điều trị. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải kiểm tra và thăm khám định kỳ.
Đối với người lớn: Đối tượng này có nguy cơ biến chứng mãn tính và xuất huyết nặng. Vậy nên cần phải kết hợp thuốc điều trị càng sớm càng tốt để đảm bảo tính mạng.
Ngoài ra, ở những bệnh nhân mắc bệnh ở thể nặng dù là trẻ em hay người lớn thì cũng cần phải được điều trị sớm nhất bằng cách kết hợp giữ phương pháp truyền tiểu cầu đậm đặc và dùng thuốc. Còn với những bệnh nhân mắc bệnh mãn tính thì có thể sẽ phải áp dụng liệu pháp phẫu thuật cắt lách. Mặc dù đây là phương pháp điều trị mang đến hiệu quả cao nhưng cũng tồn tại nhiều biến chứng.
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị xuất huyết tiểu cầu
Sau đây là một số loại thuốc thường được chuyên gia y tế chỉ định sử dụng để điều trị bệnh cho người mắc điều trị xuất huyết tiểu cầu. Cụ thể là:
Glucocorticoid: Đây là loại thuốc mang đến hiệu quả điều trị cao nhưng có thể gây nên nhiều tác dụng phụ như: loãng xương, tăng đường huyết,…
IVIG: Thuốc điều trị có hiệu quả cao nhưng không giữ ổn định lâu dài mức tiểu cầu và giá cả thường khá cao.
Cyclosporine, Rituximab, Azathioprine, Danazol, Dapsone, Cyclophosphamide, MNs… Đây là các loại thuốc có khả năng gây ức chế miễn dịch. Thuốc có hiệu quả cao những tồn tại nhiều tác dụng phụ.
Lời kết
Qua những thông tin được ondinhtieuduong.com chia sẻ ở trên chúng ta có thể thấy rằng xuất huyết giảm tiểu cầu không phải là căn bệnh ác tính và khó khăn khi điều trị. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và có liệu pháp điều trị kịp thời thì nó có thể khiến cho sức khỏe, tính mạng bệnh nhân gặp nguy hiểm. Vậy nên, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín thăm khám, kiểm tra để có cách khắc phục kịp thời nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com