6 yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp mà bạn nên biết

Bệnh liên quan đến huyết áp dù là chứng cao huyết áp hay hạ huyết áp đều tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe. Điều đáng nói chính là tỷ lệ người mắc bệnh và chịu ảnh hưởng từ các di chứng của bệnh ngày càng tăng cao và có xu hướng trẻ hóa. Cùng NESFACO tìm hiểu ngay các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp để có thể khắc phục chính xác và nhanh chóng.          

Mục lục bài viết

Khái quát về huyết áp

Huyết áp người khỏe mạnh thường ở mức 120/80 mmHg

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các tế bào trong cơ thể. Theo đó, huyết áp bị ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau như sức co bóp của tim, sức cản thành động mạch,….Ở tình trạng sức khỏe ổn định, huyết áp thường có kết quả 120/80 mmHg. Trong đó, “120” là huyết áp tâm thu, “80” là huyết áp tâm trương.

Khi huyết áp từ 90/60 mmHg trở xuống cơ thể rơi vào trạng thái hạ huyết áp, khi huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên, cơ thể rơi vào tình trạng cao huyết áp. Ở mỗi trạng thái bệnh, cơ thể có những biểu hiện khác nhau như chóng mặt, nôn mửa, đau đầu, mờ mắt, ngất xỉu,…và thậm chí có thể gây tử vong.

Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Sức co bóp của tim

Sức co bóp của tim là yếu tố tác động trực tiếp đến huyết áp thông qua tác dụng thúc đẩy máu đến các cơ quan. Điều đó cũng có nghĩa, nếu tim đập càng nhanh thì chỉ số huyết áp sẽ càng tăng do áp lực lên thành mạch lớn hơn bình thường. Tuy nhiên, không hản sức co bóp của tim tăng thì cơ thể sẽ bị tăng huyết áp bởi còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp khác.

Sức cản của động mạch

Sức cản động mạch – yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Yếu tố thứ hai tác động đến huyết áp của cơ thể là sức cản của động mạch. Khi còn trẻ, sự dẻo dai và tính đàn hồi cao của thành mạch giúp quá trình vận chuyển máu thuận lợi, dễ dàng. Trong khi đó, tuổi tác, thói quen xấu, chất kích thích, tình trạng thừa cân,…có thể khiến mạch máu bị xơ vữa và không còn thực hiện chức năng tốt như ban đầu. Đặc biệt, động mạch xơ vữa còn dễ gây hình thành huyết khối gây cản trở lưu thông máu và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Diện tích mặt cắt động mạch

Diện tích mặt cắt thành động mạch có ảnh hưởng quan trọng đến huyết áp. Khi diện tích mặt cắt giảm do động mạch co thắt lại huyết áp thành mạch thường tăng lên. Và ngược lại, khi diện tích mặt cắt tăng lúc thành động mạch giãn có thể khiến huyết áp giảm. Điều này khiến huyết áp trong cơ thể không cố định tại một mức duy nhất nhưng nó sẽ biến đổi xoay quanh chỉ số an toàn là 120/80 mmHg.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT TỪ NESFACO

Lượng máu

Ngoài diện tích mặt cắt của động mạch, lượng máu trong cơ thể còn bị tác động bởi lượng máu. Điển hình nhất là tình trạng thiếu máu, lượng máu thiếu hụt không đủ tạo áp lực cần thiết lên thành mạch để vận chuyển đến các cơ quan. Trong tình trạng thiếu máu trầm trọng, người bệnh còn dễ gặp biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất mạng. Đối với tình huống thiếu máu nhẹ, người bệnh có thể bổ sung thêm máu bằng cách uống thuốc bổ hoặc chọn những loại thực phẩm bổ máu để hỗ trợ sức khỏe tốt hơn.

Độ quánh của máu

Mỗi người có độ quánh máu khác nhau, độ quánh ảnh hưởng đến tốc độ lưu thông máu khi chứa nhiều chất như muối, kim loại,…Có thể nói, người càng có độ quánh máu càng cao càng dễ mắc chứng cao huyết áp bởi máu không dễ di chuyển như bình thường. Chính vì thế, bạn có thể cải thiện độ quánh của máu bằng cách giảm ăn mặn, hiến máu, uống nhiều nước và tăng cường luyện tập thể thao…

Chế độ sinh hoạt

Tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày phòng ngừa cao huyết áp

Bạn có biết tư thế làm việc, vận động hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến huyết áp? Lấy ví dụ, khi ngồi để chân chạm đất cơ thể sẽ được thư giãn tốt hơn. Người làm việc thường xuyên vận động sẽ tốt hơn người chỉ ngồi một chỗ, thụ động, tránh được nguy cơ tai biến, cao huyết áp đột ngột. Bên cạnh đó, thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, cay nóng, quá mặn hay quá ngọt cũng là yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp.

Đặc biệt, những người có thói quen ăn mặn có tỷ lệ mắc chứng cao huyết áp nhiều hơn người thường đến 40%. Lý do chính vì muối có tính giữ nước trong các tế bào và gây cản trở quá trình lưu thông máu từ đó làm huyết áp tăng cao. Không những thế, muối còn liên kết với Ouabain, Angiotensin II gây co mạch máu làm giảm diện tích mặt cắt khiến huyết áp tăng cao.

Lời kết

Nói chung, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp trong đó thói quen sinh hoạt, làm việc và ăn uống đóng một vai trò không nhỏ. Để giúp cơ thể khỏe mạnh và ngăn chặn tốt các dấu hiệu huyết áp thấp, huyết áp cao đột ngột bạn nên thay đổi chế độ số khoa học hơn và thăm khám bác sĩ thường xuyên theo định kỳ. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc Nam hàng ngày như: uống nước gừng, ăn tỏi, dùng cỏ mần trầu,…để ngăn chặn hoặc cải thiện bệnh.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button