Tuyến yên là tuyến có vai trò rất quan trọng trong quá trình chỉ đạo sự hoạt động của các tuyến nội tiết trong cơ thể. Vậy nên khi bộ phận này gặp sự cố sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Cùng ondinhtieuduong.com theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về các chứng bệnh ở tuyến yên nhé!
Mục lục bài viết
Vai trò của tuyến yên đối với cơ thể
Tuyến yên hay còn được biết đến với tên gọi khác là tuyến não thùy. Đây là tuyến nội tiết có trọng lượng khoảng 0.5g và kích thước tương đương với một hạt đậu nằm ở hố yên của sàn não thất ba. Dựa vào chức năng và hình thái, người ta chia tuyến yên thành 3 thùy chính là thùy sau, thùy giữa và thùy chính. Mỗi thùy sẽ giữ một chức năng riêng.
Tuyến yên có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể trong quá trình chỉ đạo sự hoạt động của các tuyến nội tiết khác như: Tuyến thượng thận, tuyến giáp, hormone sinh dục,… Vậy nên, khi bộ phận này gặp sự cố sẽ gây nên nên tình trạng rối loạn huyết áp, quá trình trao đổi chất cơ bản, ảnh hưởng chức năng tình dục, mất cân bằng điện giải,…
Các chứng bệnh ở tuyến yên phổ biến
Sau đây là các chứng bệnh ở tuyến yên phổ biến mà bạn nên tham khảo để có thêm nhiều kiến thức hữu ích cho bản thân:
Suy tuyến yên
Suy tuyến yên là một trong những bệnh lý liên quan đến tuyến yên mà có tỷ lệ bệnh nhân mắc phải cao hiện nay. Khi gặp phải căn bệnh này, hàm lượng hormone tuyến yên trong cơ thể không được sản xuất đầy đủ. Từ đó khiến cho chức năng tuyến yên suy giảm và ảnh hưởng tới các tuyến nội tiết mà tuyến yên chi phối.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy tuyến yên có thể là do:
- Trong màng não, sọ hầu, tế bào thần kinh hoặc tuyến yên có khối u.
- Bệnh nhân bị ảnh hưởng sau khi phẫu thuật tuyến yên, xạ trị mặt, cổ đầu.
- Người mắc hội chứng Sheehan, nhồi máu tuyến yên, đột quỵ tuyến yên.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý như: viêm màng não mủ do vi khuẩn, giang mai, lao, phình động mạch cảnh, nghẽn mạch trong xoang, xuất huyết não do chấn thương…
Khi bệnh nhân gặp phải tình trạng suy tuyến yên sẽ có những triệu chứng như:
- Thường xuyên cảm thấy đầy hơi, táo bón, mệt mỏi, tăng cân bất thường do hoạt động tuyến giáp bị ảnh hưởng.
- Rối loạn kinh nguyệt, đau khi quan hệ tình dục, khô âm đạo ở nữ.
- Rối loạn cương dương ở nam giới.
- Thị giác bị rối loạn, đau cứng đầu, cổ, nhạy cảm với ánh sáng, huyết áp giảm…
Cùng với sự phát triển của y học, suy tuyến yên có thể được điều trị hoàn toàn bằng cách uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp, bệnh nhân mắc bệnh và phải dùng thuốc điều trị suốt đời.
U tuyến yên
U tuyến yên là tình trạng prolactin hoặc prolactin ở tuyến yên tăng tiết prolactin. Đây là bệnh lý u nội tiết phổ biến của tuyến yên. U tuyến yên là bệnh lý không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Tuy nhiên, khi không được điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe như:
Thiếu hormone
Chức năng tăng sinh hormone của cơ thể sẽ bị suy giảm khi tuyến yên có khối u lớn. Khi gặp phải tình trạng này, có thể sẽ có những biểu hiện như:
- Thường xuyên cảm thấy lạnh.
- Cơ thể nhược.
- Thường xuyên cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa.
- Lượng nước tiểu tăng nhiều.
- Chức năng tình dục bị rối loạn.
- Mất kinh hoặc chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
- Tăng cân hoặc sụt cân nhanh chóng mặc dù vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường.
Tăng tiết hormon tuyến vỏ thượng thận ACTH
Khi tuyến yên có khối u sẽ khiến cho tuyến vỏ thượng thận sản xuất nhiều hormone cortisol hơn. Từ đó, gây nên hội chứng Cushing với những triệu chứng như:
- Phía trên lưng và vùng bụng tích tụ nhiều mỡ.
- Cẳng chân và cánh tay trở nên mảnh khảnh hơn.
- Gương mặt trở nên tròn trĩnh hơn.
- Tăng lượng đường trong máu.
- Huyết áp tăng cao.
- Cơ thể dễ bị bầm tím, nổi mụn, xương yếu, rạn da.
- Tính tình thay thay đổi thất thường, dễ cáu gắt, trầm cảm,…
Tăng tiết hormone tăng trưởng
Hormone tăng trưởng GH của cơ thể tăng sinh một cách mạnh mẽ khi tuyến yên xuất hiện khối u. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết của tình trạng này:
- Các đường nét trên khuôn mặt trở nên thô cứng hơn.
- Bàn tay và cánh tay bị phì đại.
- Rối loạn hệ tim mạch.
- Huyết áp tăng cao.
- Lông trên cơ thế phát triển rậm rạp hơn.
- Thanh thiếu niên, trẻ em phát triển quá nhanh về chiều cao.
- Răng mọc lộn xộn.
- Cơ thể thường xuyên đổ nhiều mồ hôi.
Lời kết
Các chứng bệnh ở tuyến yên là những bệnh lý không còn xa lạ với nhiều người hiện nay. Chúng có thể được biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Vậy nên, khi cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có biện pháp điều trị thích hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Bên cạnh đó, để phòng tránh những bệnh lý và biến chứng ở tuyến yên thì ban cần phải xây dựng cho bản thân chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đến với ondinhtieuduong.com để mua viên uống Apharin bổ sung cho bản thân. Đây là sản phẩm có công dụng rất lớn trong việc tăng cường sức khỏe, điều hòa huyết áp, phòng ngừa căn nguyên gây bệnh tuyến yên,… hữu hiệu được nhiều chuyên gia y tế khuyên dùng.
Xem thêm >> Những điều cần biết về bệnh tăng huyết áp thứ phát