Cholesterol là một trong những thành phần dưỡng chất không thể thiếu đối với con người. Chất này thường được sản sinh qua hai nguồn chủ yếu: cơ thể sản xuất ra và thông qua chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy Cholesterol là gì và vai trò của Cholesterol trong cơ thể được biểu hiện như thế nào? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu cụ thể thông tin về vấn đề này bạn nhé.
Mục lục bài viết
Cholesterol là gì?
Cholesterol là chất béo có mặt ở tất cả các mô của cơ thể tại màng tế bào và có trong huyết tương của tất cả mọi loài động vật. Chất béo này được tạo ra mỗi ngày từ trong gan và thông qua lượng thức ăn chúng ta nạp mỗi ngày vào cơ thể. Hoạt này đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều quá trình sinh hóa.
Trong huyết tương, Cholesterol được vận chuyển nhờ vào hai loại lipoprotein. Mỗi loại lipoprotein sẽ tương ứng với một Cholesterol xấu hoặc Cholesterol tốt. Hai loại này sẽ mang những đặc điểm khác biệt như sau:
Cholesterol tốt
Cholesterol tốt là những Lipoprotein có tỷ trọng cao được viết tắt là HDL. Đây là chất có khả năng loại bỏ lượng mỡ dư thừa tại thành mạch đẩy về chuyển hóa tại gan. Từ đó, làm giảm nguy cơ mắc những biến chứng nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, tai biến…
Cholesterol xấu
Cholesterol xấu là những Lipoprotein có tỷ trọng thấp được viết tắt là LDL. Những chất này có khả năng gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Nhồi máu cơ tim, xơ cứng động mạch… Bởi chúng làm tăng nhiều mảng bám của mỡ tại động mạch.
Vai trò của Cholesterol trong cơ thể con người
Cholesterol là thiết yếu mà các tế bào trong cơ thể đều cần, từ quá trình sinh hóa cho tới hoạt động của tim mạch. Vai trò của Cholesterol trong cơ thể con người sẽ được thể hiện qua từng chức năng cơ bản gồm:
Sản sinh hormon
Cholesterol có khả năng thúc đẩy sản sinh hormon steroid cần thiết cho sự phát triển của con người. Các hormon này gồm hormon giới tính, estrogen và progesterone ở phụ nữ, testosterone ở nam giới. Chúng ổn định đặc điểm thể chất của nam nữ khi trưởng thành và hỗ trợ chức năng sinh sản.
Bên cạnh đó, Cholesterol cũng sản sinh ra cortisol để điều tiết hàm lượng đường huyết và bảo vệ cơ thể trước nguy cơ nhiễm trùng. Cùng với đó là aldosteron đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước và muối. Ngoài ra, Cholesterol còn tạo ra hàm lượng vitamin D thiết yếu giúp ích cho sự phát triển của xương, răng và da.
Hỗ trợ đường tiêu hóa
Cholesterol tham gia vào quá trình tạo mật. Chất lỏng màu xanh này sẽ tiến hành phân giải các hạt mỡ lớn thành những mảnh nhỏ hơn. Nhờ vậy chúng có thể dễ dàng hòa trộn với men tiêu hóa để tiêu hóa chất béo. Hơn nữa, có thể cũng cần mật để hấp thụ các loại vitamin A, D, E và K và các vitamin tan trong dầu.
Bảo vệ và tái tạo tế bào
Cholesterol cùng với các các lipid phân cực sẽ tạo nên cấu trúc của tất cả các tế bào bên trong cơ thể. Do đó, khi chất này hiện hữu ở mức độ vừa phải các hoạt động của cơ thể luôn có hàng rào bảo vệ. Trong các tế bào thần kinh, cholesterol đóng vai trò thiết yếu cho sự hình thành lớp vỏ myelin. Nhờ vậy có thể giảm tác động của sự dẫn truyền các xung thần kinh một cách hiệu quả.
Tăng cường hệ miễn dịch
Các tế bào miễn dịch sẽ dựa vào cholesterol để chống lại tình trạng nhiễm trùng và tự hồi phục sau khi bị tổn thương. Không những thế, hàm lượng cholesterol xấu (LDL) còn có khả năng ngăn chặn các độc tố, vi khuẩn nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy những người có cholesterol trong máu thấp dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, thậm chí tử vong nếu không phát hiện và điều trị sớm.
Chất chống oxy hóa
Cholesterol có vai trò như một chất oxy hóa trong cơ thể, giúp làm lành các tổn thương gây nên bởi các gốc tự do. Bên cạnh đó, hoạt chất này cũng có khả năng hỗ trợ quá trình phục hồi của các động mạch, tĩnh mạch và mao mạch nhỏ sau khi thực hiện phẫu thuật. Khi cơ thể bàn có đủ lượng cholesterol LDL thì vết thương ở các mạch máu và mô sẽ nhanh lành hơn.
Làm thế nào để giữ chỉ số cholesterol tốt và xấu ở mức tối ưu?
Để duy trì được hàm lượng cholesterol xấu và tốt ở mức ổn định, không gây nên những ảnh hưởng tới cơ thể là việc làm không hề đơn giản. Nó đòi hỏi sự kiên trì kết hợp với một số biện pháp cơ bản sau:
- Tập thể dục thường xuyên và đều đặn mỗi ngày.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất béo, dầu mỡ, cay nóng.
- Nên ăn nhiều rau củ quả tươi, uống nhiều nước mỗi ngày.
- Không uống chất kích thích như rượu bia, hút thuốc lá.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh sớm.
Lời kết
Trên đây là những thông tin chia sẻ về vai trò của Cholesterol trong cơ thể của ondinhtieuduong.com. Hy vọng sau khi tham khảo các bạn sẽ hiểu rõ hơn loại chất béo này và tận dụng nó để bảo vệ sức khỏe. Nếu muốn duy trì hàm lượng Cholesterol ở mức ổn định chúng ta hãy chủ động thực hiện lối sống khoa học, lành mạnh kết hợp nghỉ ngơi hợp lý nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com