U mạch máu có nguy hiểm không là điều khiến người bệnh không khỏi lo lắng. Trong bài viết này, các chuyên gia của Ondinhtieuduong.com sẽ giúp bạn tìm hiểu. Xem ngay những thông tin dưới đây để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Mục lục bài viết
1. U mạch máu là gì?
Đầu tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu xem u mạch máu là gì. Khi đó, sẽ dễ dàng hiểu để biết u mạch máu có nguy hiểm không đấy.
1.1. Khái niệm
U mạch máu là một khối u lành tính, thường chỉ gặp ở trẻ nhỏ. Nó tạo nên bởi các mạch máu tăng sinh trong cơ thể gồm:
- Mao mạch.
- Tĩnh mạch.
- Động mạch.
Khoảng 80% trường hợp sẽ xuất hiện u mạch máu ở một vị trí trên cơ thể. Còn 20% là u mọc kết hợp ở nhiều vị trí khác nhau. Đặc biệt, có tới 60% trường hợp xuất hiện u mạch máu ở mặt và cổ.
>>> Xem thêm: Tổng hợp những cây thuốc nam chữa bệnh máu nhiễm mỡ được tin dùng trong dân gian.
1.2. Các loại u mạch máu thường gặp
Hiện tại, u mạch máu được phân chia làm hai loại khác nhau. Cách phân loại này căn cứ vào đặc điểm cũng như quá trình hình thành u.
1.2.1. Hemangioma
Đây là u mạch, thường gặp ở trẻ em thay vì người lớn. Khối u mạch sẽ diễn biến, phát triển qua 2 thời kỳ là tăng sinh và thoái triển.
Thời kỳ tăng sinh phát triển mạnh nhất khi trẻ được 12 tháng tuổi. Đến lúc các em được 2 tuổi, quá trình này sẽ dừng lại.
Khi các em được 5 tuổi, quá trình thoái triển sẽ làm giảm bớt 50% khối u. Và việc thoái triển sẽ làm khối u biến mất hoàn toàn trong thời gian các em 7 cho đến 10 tuổi.
1.2.2. Vascular malformation
Đây còn được gọi là bệnh lý mạch bẩm sinh. Nó bắt nguồn từ sự sai lệch về cấu tạo mạch máu của trẻ xuất hiện trong quá trình phôi thai và thường được phát hiện ngay sau khi sinh.
Những tổn thương này phát triển càng rộng theo thời gian. Dị dạng mạch máu ở Vascular malformation cũng được chia thành nhiều dạng nhỏ:
- Loại có dòng chảy chậm.
- Loại có dòng chảy nhanh.
Khối u mạch máu Vascular malformation thường gặp ở nữ giới, rất ít khi gặp ở nam giới.
>>> Xem thêm: Thuốc giảm mỡ máu Triglyceride là gì và những điều bạn cần biết về loại thuốc này.
2. U Mạch Máu có nguy hiểm không?
Tính đến thời điểm hiện tại, bệnh u máu đang nhận được sự quan tâm lớn từ giới y khoa. Khá nhiều nghiên cứu đã được thực hiện đối với căn bệnh này.
2.1. Các chuyên gia nói gì về vấn đề u mạch máu có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia sức khỏe, u máu không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nó cũng để lại những tác hại nhất định đối với sức khỏe của người sử dụng.
Đôi khi, một khối u máu có thể bị phá vỡ dưới một vài tác động. Từ đó, phát triển một vết loét nghiêm trọng trên cơ thể bệnh nhân.
Dần dần, vết loét có thể gây đau đớn, mất máu, thậm chí là nhiễm trùng. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của khối u máu, nó có thể để lại những vấn đề khác biệt cho cơ thể.
Trong nhiều trường hợp, u máu có thể gây cản trở hơi thở, tầm nhìn, thính giác… Trong một số trường hợp, u máu có thể gây nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên, điều này cực kỳ hiếm gặp, ít được ghi lại trong y bạ thế giới.
2.2. Sự nguy hiểm của u mạch máu khi xem xét trên các nhóm đối tượng
2.2.1. Đối với trẻ nhỏ
Đặc điểm của u mạch máu là chúng có thể tăng sinh và phát triển không ngừng. Ở trẻ nhỏ, tốc độ phát triển của khối u còn có thể vượt qua tốc độ phát triển của trẻ.
Lúc này, các vấn đề liên quan tới thẩm mỹ sẽ xuất hiện. Như loét, tắc mũi… Thậm chí, bé còn có thể bị tắc thở, biến dạng các khu vực có xuất hiện khối u.
2.2.2. Ở người trưởng thành
Xét trên người trường thành, u mạch máu xuất hiện ở những khu vực sau có thể gây nguy hiểm:
- Mí mắt.
- Hốc mắt.
- Mang tai.
Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể gây biến chứng khi chèn ép vào các dây thần kinh. Từ đó, khiến giảm khả năng hoạt động của cơ quan, thậm chí là làm biến dạng mặt của người bệnh.
Trong một số trường hợp nguy hiểm được ghi nhận, u máu còn khiến sang chấn vùng u. Vấn đề này nảy sinh khi mạch máu ở khu vực đó bị vỡ dưới tác động chèn ép của các hối u.
Có thể thấy rằng, dù lành tính nhưng u máu vẫn để lại những hệ lụy nhất định đối với cơ thể người bệnh. Nó có thể tác động đến tính thẩm mỹ, từ đó, trở thành rào cản ngăn người bệnh hòa đồng với xã hội. Thậm chí, nhiều người còn bị tự kỷ hay trầm cảm.
3. Khi nào thì người bị u máu cần đi khám bác sĩ?
Với trẻ em, bác sĩ sẽ theo dõi trẻ và phát hiện ra u máu khi khám định kỳ. Ngoài ra, cha mẹ nên liên hệ nếu thấy kích thước u tăng nhanh, chảy máu, xuất hiện vết loét. Đặc biệt, hãy ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện nếu u ảnh hưởng tới các chức năng của cơ thể.
>>> Có thể bạn quan tâm:
4. Lời kết
Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về u máu. Từ đó, biết được u mạch máu có nguy hiểm không. Nếu bạn còn bất kỳ điều gì băn khoăn, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn nhé.
Thông tin liên hệ:
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com