Phải làm gì khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu?

Rốn của trẻ sơ sinh xuất hiện tình trạng bị chảy máu sẽ rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời và có hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên có nhiều người sẽ không biết về tình trạng này, nhất là với những ai làm mẹ lần đầu sẽ có nhiều bỡ ngỡ. Hiểu được điều này Nesfaco xin chia sẻ một số thông tin  về việc rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu, nếu bạn quan tâm mời theo dõi bài viết sau.

Mục lục bài viết

Tìm hiểu về dây rốn là gì?

Dây rốn là cái tên quá quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu về nó. Đây là bộ phận bao gồm 1 tĩnh mạch mang máu giàu oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ truyền đến bé và 02 động mạch trả lại máu cùng các sản phẩm thải như carbon dioxide từ bé trở lại nhau thai.

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Dây rốn đóng vai trò rất quan trọng với trẻ sơ sinh

Những mạch máu ở dây rốn được bảo vệ bởi một lớp chất dính gọi là thạch Wharton và màng ối. Trong cuối thai kỳ, nhau thai sẽ truyền kháng thể qua đường dây rối từ mẹ đến bé, những thứ này sẽ cung cấp cho bé khả năng miễn dịch khỏi nhiễm trùng trong khoảng thời gian 3 tháng sau sinh.

Điều gì xảy ra khi rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu?

Như đã nói ở trên, dây rốn sẽ giúp trẻ sau khi sinh ra trong 3 tháng đầu sẽ có được  hệ miễn dịch cao. Do đó, nếu trong thời gian này rốn bị chảy máu rất có thể dễ dẫn đến một số tình huống không tốt:

  • Nếu rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu kết hợp mùi hôi hoặc kéo dài có thể là do vết thương đã bị mưng mủ, nhiễm trùng rất ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cần phải xử lý nhanh nếu không sẽ dễ gây ra tình trạng nhiễm trùng máu nguy hiểm đến tính mạng bé.
  • Nếu rốn trẻ bị chảy máu kèm theo các biểu hiện như quấy khóc, sốt, bỏ bú, có mủ và mùi tanh hôi… Phải ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị nếu không sẽ rất nguy hiểm.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng rốn trẻ bị chảy máu

Rốn của trẻ đóng một vai trò rất quan trọng khi bé còn trong bụng mẹ, khi bé chào đời, rốn vẫn chưa được hoàn thiện hết nên cần phải có chế độ chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, đôi khi vẫn sẽ dẫn đến một số tình trạng ngoài ý muốn như chảy máu. Vậy hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu là do đâu?

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Có nhiều nguyên nhân dẫn rốn bị chảy máu cần phát hiện sớm
  • Do người chăm sóc cho trẻ khi băng rốn đã sử dụng loại băng gạc vẫn còn ẩm ướt. Điều này đã vô tình tạo điều kiện khiến virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công rốn gây chảy máu.
  • Do khi tắm hoặc vệ sinh rốn cho bé, mẹ hoặc người tắm đã cọ xát quá mạnh khiến cho phần rốn của trẻ bị rỉ máu. Tình trạng này phần lớn thường là do rốn trẻ sơ sinh đang trong quá trình bị rụng.
  • Do sau khi sinh, bác sĩ cắt dây rốn phần cuống rốn vẫn còn là vết thương hở nên dễ bị nhiều tác nhân gây bệnh tấn công. Các côn trùng đó có thể sẽ xâm nhập và gây ra tình trạng bị chảy máu. Đối với trường hợp này, rốn của trẻ sơ sinh bị chảy máu sẽ có mùi hôi và kèm thêm mủ.
  • Do trong quá trình rụng rốn, bong tróc vảy cũng có thể sẽ bị chảy máu một chút, nhưng vết thương này sẽ nhanh lành lại và không có nhiều nguy hiểm.

Cách khắc phục tình trạng rốn của trẻ sơ sinh bị chảy máu

Như đã nói ở trên, tình trạng rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu nếu không phát hiện là điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những nguy hiểm khó lường. Dưới đây là một số cách giúp khắc phục tình trạng này bạn có thể tham khảo:

  • Bạn có thể lấy tăm bông sạch đã vô trùng thấm khô phần rốn bị chảy máu. Thực hiện một cách nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh bé bị đau cũng như hạn chế không khiến vết thương nghiêm trọng hơn.
  • Luôn để cho vùng rốn và vùng da xung quanh khô thoáng, sạch.
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Biết cách khắc phục rốn chảy máu sẽ hạn chế được nhiều rủi ro
  • Thường xuyên thay tã cho trẻ để hạn chế tình trạng nước tiểu tràn lên rốn.
  • Không nên vệ sinh quá nhiều lần trong ngày, chỉ từ 1 – 2 lần là đủ.
  • Không nên bịt kín vùng rốn, nên tháo băng quấn rốn sau khoảng 2 đến 3 ngày.
  • Khi tắm hạn chế không để nước đọng tại rốn lâu, không sử dụng sữa tắm hay dầu thơm tại vùng rốn của trẻ sơ sinh, nhất là khi rốn đang bị chảy máu.
  • Không dùng tay hay vật nào đó để vạy, kéo giật các mảng bám đang đóng vảy ở rốn của bé, hãy để chúng tự bong tróc sẽ hạn chế tình trạng bị chảy máu hơn.

Tham khảo thêm:

Lời kết

Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng có hệ miễn dịch rất kém, do đó để bảo vệ bé cần phải có cách chăm sóc hợp lý, nhất là vùng rốn của bé. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm được kiến thức trong việc rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu từ đó có cách khắc phục kịp thời nếu gặp tình huống này trong cuộc sống. Còn điều gì thắc mắc xin liên hệ với Nesfaco theo thông tin sau để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng hơn nữa.

CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: https://ondinhtieuduong.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button