Nhiễm độc thai nghén – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Bệnh lý riêng biệt thường gặp ở rất nhiều phụ nữ khi mang thai đó chính là nhiễm độc thai nghén. Tình trạng này thường xuất hiện khi thai phụ mang thai ở 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Vậy nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này là gì bạn có biết không? Cùng ondinhtieuduong.com theo dõi bài viết sau để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

Mục lục bài viết

Dấu hiệu nhận biết nhiễm độc thai nghén

Tình trạng xuất hiện ở 3 tháng cuối hoặc 3 tháng đầu của thai kỳ ở phụ nữ mang thai được gọi là nhiễm độc thai nghén. Bệnh lý này nếu không có biện pháp điều trị đúng và kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy cơ nguy hiểm như: Trẻ bị ngạt khi sinh, tiền sản giật, sản giật,…

Sau đây là những biểu hiện thường thấy nhất khi thai phụ bị nhiễm độc thai nghén:

Ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

Khi mắc bệnh ở giai đoạn này, thai phụ sẽ có những triệu chứng cụ thể như:

  • Ăn uống kém
  • Đột ngột thèm ăn một loại thực phẩm nào đó.
  • Thường xuyên nôn ọe, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Thể trạng có thể thay đổi một chút.
  • Tính tình thay đổi và rất dễ bị xúc động.
  • Tim đập nhanh hơn mức bình thường.
  • Đôi khi cảm thấy khó thở, hồi hộp hoặc chuột rút.
  • Thường xuyên nôn ra thức ăn, tiểu ít, táo bón.
  • Cơ thể sút cân thấy rõ.
  • Mặt hốc hác, xanh xao, môi khô, nhịp thở tăng nhanh.
  • Có thể liệt hoặc bị co giật. 
Tình trạng xuất hiện ở 3 tháng cuối hoặc 3 tháng đầu của thai kỳ ở phụ nữ mang thai được gọi là nhiễm độc thai nghén
Tình trạng xuất hiện ở 3 tháng cuối hoặc 3 tháng đầu của thai kỳ ở phụ nữ mang thai được gọi là nhiễm độc thai nghén

Ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ

Bệnh lý ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ còn được gọi là hiện tượng bệnh lý muộn. Biểu hiện cụ thể của giai đoạn này chính là hội chứng Protein niệu. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh lý này ở 3 tháng cuối thai kỳ mà bạn nên biết:

Phù 2 chân: Để nhận biết triệu chứng này, bạn chỉ cần dùng tay nhấn vào phần mắt cá chân. Nếu ngón tay bị in dấu lõm hẳn xuống thì chứng tỏ thai phụ đã bị phù hai chân. Lúc này, cân nặng của phụ nữ mang sẽ tăng rất nhanh, có thể lên tới 500 – 600g mỗi tuần do cơ thể bị tích nước. 

Protein niệu: Để nhận biết Protein niệu thì thai phụ phải tiến hành xét nghiệm nước tiểu. Nếu kết quả cho thấy hàm lượng protein >0,3g/l nước tiểu thì phụ nữ mang thai cần phải chú ý theo dõi.

Tăng huyết áp: Khi gặp phải tình trạng này, huyết áp của thai phụ sẽ tăng tối thiểu khoảng 15mmHg và tối đa là 30mmHg so với lúc trước khi mang bầu. 

Nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm độc thai nghén là gì?

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là gì hiện nay vẫn chưa được tìm ra một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy, yếu tố tác động dẫn đến tình trạng này có thể là do:

  • Đối tượng mang thai lần đầu và còn trẻ tuổi.
  • Do thời tiết chuyển mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh.
  • Phụ nữ mang thai thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng và mệt mỏi.
  • Thai phụ ăn phải những thức ăn dễ gây dị ứng, thức ăn lạ. 
  • Số lượng tế bào lông nhau nhiều, bánh nhau lớn như những người chửa trứng hay sinh đôi.
  • Thai phụ mắc các bệnh viêm nhiễm liên quan đến tế bào nội mô mạch như: Các bệnh lý tự miễn, bệnh lý thận, bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường,… 

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì dù nguyên nhan gây nên có là gì thì hậu quả của nhiễm độc thai kỳ cùng đều có đặc trưng là rò rr huyết tương, co thắt mạch máu, huyết khối, thiếu máu,… Bởi bệnh lý này khiến cho tế bào nội mô mạch máu của toàn cơ thể bị phá hủy. Vậy nên, khi có những biểu hiện bất thường trong thai kỳ, bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và có phương pháp điều trị thích hợp, kịp thời. 

Phụ nữ mang thai thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng và mệt mỏi
Phụ nữ mang thai thường xuyên làm việc quá sức, căng thẳng và mệt mỏi

Đối tượng có nguy cơ dễ bị nhiễm độc thai kỳ

Theo các nghiên cứu y khoa uy tín đã chỉ ra rằng bệnh lý này có thể xuất hiện ở tất cả mọi phụ nữ khi mang thai. Tuy nhiên, những nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những phụ nữ bình thường:

  • Những người từng có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan đến thận như: Viêm cầu thận, suy thận…
  • Đối tượng mang thai lần đầu. 
  • Phụ nữ mang thai khi đã trên 40 tuổi hoặc thiếu niên dưới 18 tuổi.
  • Phụ nữ mang song thai.
  • Phụ nữ từng có tiền sử tử cung phát triển chậm. 
  • Những người bị béo phì.
  • Bệnh nhân mắc hoặc từng có tiền sử mắc chứng huyết áp cao.
  • Thai phụ đa ối.
  • Bệnh nhân mắc hoặc có tiền sử tim mạch. 
  • Người bị mắc bệnh tiểu đường.
Phụ nữ mang thai khi đã trên 40 tuổi hoặc thiếu niên dưới 18 tuổi có nguy cơ dễ bị nhiễm độc thai kỳ
Phụ nữ mang thai khi đã trên 40 tuổi hoặc thiếu niên dưới 18 tuổi có nguy cơ dễ bị nhiễm độc thai kỳ

Lời kết

Mặc dù nhiễm độc thai nghén là tình trạng mà nhiều người mắc phải nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh lý này. Mong rằng qua những thông tin được chúng tôi chia sẻ bên trên, bạn đọc sẽ có thêm cho bản thân nhiều kiến thức hữu ích. Và để có một thai kỳ khỏe mạnh thì bạn đừng quên đến các cơ sở y tế uy tín kiểm tra và khám thai định kỳ nhé!

Ngoài ra, với những thai phụ từng có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan đến thận, cao huyết áp thì đừng quên bổ sung viên uống Apharin trong chế độ dinh dưỡng mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc và triệu chứng của nhiễm độc thai kỳ. Đây là sản phẩm giúp cân bằng lục phủ ngũ tạng, ổn định huyết áp, khôi phục chức năng của các tạng tâm, tỳ, phế, thận,… Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe người dùng nên viên uống được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo sử dụng. 

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button