Hemoglobin là gì? Những điều cần biết về xét nghiệm Hemoglobin

Hemoglobin là một huyết sắc tố tồn tại trong tế bào hồng cầu của cơ thể con người. Nếu muốn chẩn đoán tình trạng sức khỏe của một bệnh nhân, bác sĩ sẽ dựa trên chỉ số của loại huyết sắc tố này. Vậy trên thực tế Hemoglobin là gì và xét nghiệm Hemoglobin có gì đáng qua tâm? Nội dung bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu cụ thể hơn về những vấn đề này bạn nhé. 

Mục lục bài viết

Hemoglobin là gì?

Hemoglobin là gì? Hemoglobin là một protein phức tạp có chứa phân tử sắt bên trong. Huyết sắc tố này được tìm thấy trong hồng cầu với chức năng chính là mang oxy từ phổi đến các mô khắp cơ thể. Đồng thời nó cũng tiến hành trao đổi oxy và lấy carbon dioxide thải từ các quá trình chuyển hóa trở lại phổi rồi thải ra ngoài.

Mỗi phân tử  hemoglobin có thể mang 4 phân tử oxy. Các phân tử sắt trong huyết sắc tố này sẽ có tác dụng duy trì hồng có dạng như cái đĩa và dễ dàng di chuyển qua từng mạch máu. Ngoài ra, hemoglobin còn giúp duy trì sự ổn định cho nồng độ pH máu trong cơ thể con người. 

Hemoglobin là một protein phức tạp có chứa phân tử sắt bên trong
Hemoglobin là một protein phức tạp có chứa phân tử sắt bên trong

Những điều cần biết về xét nghiệm Hemoglobin

Trên thực tế, hàm lượng hemoglobin sẽ được đo lường thông qua xét nghiệm máu, đơn vị đo là g/dL. Ở người bình thường, chỉ số hemoglobin dao động khoảng từ 12 – 16.5 g/dL. Chỉ số này sẽ có sự thay đổi theo giới tính và tuổi tác. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, nồng độ hemoglobin bình thường ở nam giới là 13.5-18 g/dL, nữ giới 12-16 g/dL, trẻ em 14-20 g/dL.

Đối tượng cần xét nghiệm hemoglobin 

Những người bị thiếu máu và bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân do hemoglobin bất thường thì nên tiến hành xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng bệnh. Trong trường hợp người đã mắc bệnh rồi, việc làm xét nghiệm sẽ giúp bạn theo dõi quá trình điều trị có đạt hiệu quả tốt hay không. 

Bên cạnh đó, các cặp đôi đang dự định kết hôn với nhau và có mắc một số bệnh về đường máu, việc làm xét nghiệm hemoglobin cũng rất cần thiết. Thông qua các chỉ số, họ sẽ biết được khả năng di truyền bệnh con cái chiếm khoảng bao nhiêu phần trăm. Đồng thời biết cách phòng tránh hiệu quả nhất. 

Những người bị thiếu máu và bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân do hemoglobin
Những người bị thiếu máu và bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân do hemoglobin

Chỉ số hemoglobin cao cho biết điều gì?

Chỉ số hemoglobin cao khi nồng độ đo được cao hơn khoảng giá trị bình thường đối với tuổi và giới tính của bệnh nhân. Trong trường hợp này chúng ta có thể đang mắc một số bệnh như: bệnh về phổi, ung thư, rối loạn tủy xương. Bên cạnh đó, những người thường xuyên sống ở vùng đồi núi, hút thuốc là, dùng thuốc  epoetin alfa bừa bãi cũng có chỉ số hemoglobin cao. 

Chỉ số hemoglobin thấp có ý nghĩa gì?

Chỉ số hemoglobin cao khi nồng độ đo được thấp hơn khoảng giá trị bình thường đối với tuổi và giới tính của bệnh nhân. Trường hợp này còn có thể gọi là thiếu máu. Nó bắt nguồn từ một số nguyên nhân chủ yếu như: 

  • Cơ thể đang thiếu hụt dinh dưỡng như: thiếu sắt, axit folic hoặc vitamin B12.
  • Cơ quan đường tiêu hóa bị xuất huyết, điển hình như viêm loét đại tràng, ung thư đại tràng.
  • Người mắc bệnh thận mãn tính, chuyển biến nặng.
  • Mất máu nhiều do phẫu thuật hoặc bị chấn thương.
  • Mắc các chứng rối loạn sản sinh hồng cầu như: rối loạn tủy xương hoặc rối loạn di truyền.
  • Ức chế tủy xương bằng hóa trị hoặc phơi nhiễm phóng xạ. 
Mất máu nhiều do phẫu thuật hoặc bị chấn thương
Mất máu nhiều do phẫu thuật hoặc bị chấn thương

Làm thế nào để tránh hàm lượng hemoglobin thay đổi bất thường?

Theo các chuyên gia y tế, để tránh hàm lượng hemoglobin thay đổi bất thường trong cơ thể chúng ta cần xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng. Đồng thời sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức khỏe.

  • Bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt như: thịt bò, rau lá màu sẫm, trái cây sấy khô. Cùng một số loại hạt giàu canxi, sắt… 
  • Bổ sung nguồn vitamin B12 từ thịt và sữa cho cơ thể. Đồng thời, cung cấp đủ hàm lượng Acid folic thông qua việc uống nước ép cam quýt, đậu và một số loại ngũ cốc.
  • Uống nhiều nước, không hút lá hay sử dụng rượu bia, các chất kích thích có thể phòng tránh được tình trạng hàm lượng hemoglobin cao.
  • Bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày và tập thể thao thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm để tăng cường thể chất.
  • Đối với bà mẹ mang thai nên có chế độ dinh dưỡng đa dạng các chất, bổ sung viên uống sắt để phòng ngừa thiếu máu. 
  • Sau chấn thương hoặc phẫu thuật chúng ta cần chăm sóc cơ thể tốt, ăn nhiều thực phẩm bổ máu, nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn. 
Bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày và tập thể thao thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm để tăng cường thể chất
Bạn nên ngủ đủ giấc mỗi ngày và tập thể thao thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm để tăng cường thể chất

Lời kết

Hy vọng thông qua nội dung mà ondinhtieuduong.com chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn hiểu rõ hemoglobin là gì. Cùng với đó là những kiến thức về xét nghiệm Hemoglobin. Nhờ đó chúng ta sẽ có biện pháp phòng tránh và phát hiện tình trạng thiếu máu hoặc bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Nếu kiểm tra thấy chỉ số Hemoglobin, bạn nên tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button