Động mạch là gì? Cấu tạo và chức năng của động mạch

Những năm gần đây các bệnh lý liên quan đến động mạch xuất hiện ngày càng nhiều. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vậy bạn có biết động mạch là gì? Cấu tạo và chức năng của hệ thống động mạch ra sao? Bài viết dưới đây ondinhtieuduong.com sẽ chia sẻ thông tin cụ thể về vấn đề này cho các bạn tham khảo và có thêm kinh nghiệm hữu ích nhé. 

Mục lục bài viết

Động mạch là gì?

Động mạch là gì? Mạch máu trong cơ thể người gồm có 3 loại chính gồm: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Trong đó, động mạch là hệ thống các mạch máu chứa máu giàu oxy được đưa từ tim đến mao mạch trên toàn cơ thế. Nhờ đó, hoạt động của các cơ quan, bộ phận sẽ được đảm bảo duy trì ổn định. 

Động mạch chủ rời tim và bắt đầu phân thành những nhánh nhỏ đến các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Các tiểu động mạch khi đến mô, điều hòa phân phối máu vào các mao mạch phù hợp với nhu cầu của tổ chức.

Động mạch là gì?
Động mạch là gì?

Đặc điểm cấu tạo và chức năng của động mạch

Theo các nghiên cứu khoa học, thành động mạch của con người được cấu tạo bởi 3 lớp chính như sau:

Lớp trong

Đây là lớp tế bào nội mạc có sự tiếp xúc trực tiếp với máu. Trong đó có lớp cơ bản và lớp mô đàn hồi. Ngoài ra lớp tế bào nội mạc lót cung liên tục nằm ở mặt trong của hệ tim mạch, bao gồm tim và tất cả các mạch máu trong hệ thống. 

Lớp giữa

Lớp này có kích thước dày nhất, gồm các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi. Cơ trơn lớp này sẽ được chi phối bởi hệ giao cảm. Do đó nó có khả năng làm thay đổi đường kích của mạch máu trong cơ thể. 

Lớp này có kích thước dày nhất, gồm các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi
Lớp này có kích thước dày nhất, gồm các tế bào cơ trơn và các sợi đàn hồi

Lớp ngoài

Nó chủ yếu là những sợi collagen và sợi đàn hồi. Ở các động mạch vừa sẽ có một lớp sợi đàn hồi ngoài ngăn giữa hai lớp ngoài và lớp giữa. Lớp ngoài đảm nhận nhiệm vụ nâng đỡ và bảo vệ mạch máu. 

Trong các thành phần cấu tạo trên, lớp giữa sẽ quyết định đến tính chất của động mạch. Tại các động mạch lớn như: động mạch chủ hay động mạch cảnh chung… thường có thành mỏng, chứa nhiều sợi đàn hồi và ít cơ trơn. Nhờ độ giãn của sợi đàn hồi nên chúng có thể dự trữ năng lượng để máu chảy liên tục. 

Còn ở các động mạch vừa như động mạch phân đến cơ quan thì sẽ có thành dày hơn, chứa nhiều sợi cơ trơn và ít sợi đàn hồi. Vì vậy chúng có khả năng co giãn tốt để tự điều chỉnh lưu lượng máu đến cơ quan tùy theo nhu cầu của từng bộ phận.

Các đặc tính sinh lý của động mạch

Đặc tính đầu điển hình của động mạch là tính đàn hồi. Thông thường nhịp đập của tim sẽ có sự ngắt quãng nhưng dòng máu vẫn liên tục chảy. Trong thời kỳ tâm thu, tâm thất bóp máu để tống vào động mạch làm cho bộ phận này giãn ra vfa nhận được một thế năng. Ở trong thời kỳ tâm trương, máu trở về tim động mạch sẽ trở về trạng thái ban đầu. Thế năng đó được trả lại và tiếp tục đẩy máu đi tạo thành dòng chảy liên tiếp. 

Hơn nữa, động mạch con có tính co thắt. Theo đó, lớp cơ trơn của động mạch sẽ do thần kinh chi phối. Chúng có khả năng chủ động trong việc thay đổi đường kính, đặc biệt là hệ thống tiểu động mạch. Đặc tính này làm cho lượng máu được phân phối đến cơ quan tùy theo nhu cầu của lúc hoạt động hay khi nghỉ ngơi.

Các đặc tính sinh lý của động mạch
Các đặc tính sinh lý của động mạch

Một số bệnh phổ biến thường gặp ở động mạch

Các chuyên gia y tế cho biết, một số bệnh thường gặp ở động mạch hiện nay như: Phình động mạch chủ, lóc tách động mạch chủ, hở van động mạch chủ… Những bệnh lý này thường không có biểu hiện trong thời gian dài nên khi có dấu hiệu bất thường chúng ta cần đi kiểm tra sức khỏe tại cơ sở y tế. 

Thông thường những đối tượng thường xuyên hút thuốc lá, bị tăng huyết áp, đái tháo đường… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Nếu muốn phát hiện bệnh nhanh, bạn có thể sử dụng phương pháp siêu âm Doppler động mạch cảnh và siêu âm bụng. 

Ngoài ra các đối tượng trên 50 tuổi nên làm phương pháp siêu âm Doppler động mạch cảnh và động mạch chủ ít nhất 1 lần/năm. Như vậy có thể phát hiện sớm bệnh động mạch để chữa trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Một số bệnh thường gặp ở động mạch hiện nay như hở van động mạch chủ
Một số bệnh thường gặp ở động mạch hiện nay như hở van động mạch chủ

Lời kết

Hy vọng những thông tin mà ondinhtieuduong.com chia sẻ có thể giúp các bạn hiểu rõ động mạch là gì? Cấu tạo và chức năng của hệ thống động mạch ra sao? Đây là một trong những máu máu quan trọng thuộc hệ tuần hoàn của cơ thể người. Do đó, việc nắm bắt các kiến thức cần thiết về nó sẽ giúp bạn phòng tránh mắc bệnh hiệu quả hơn. Tốt nhất chúng ta hãy thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống đủ dinh dưỡng và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe toàn diện nhé. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button