Một trong những nguyên nhân khiến cho rất nhiều sản phụ tử vong sau khi sinh con đó chính là băng huyết. Vậy bạn có biết lý do gây nên tình trạng băng huyết sau sinh là gì không và dấu hiệu để nhận biết là gì? Những thông tin được ondinhtieuduong.com chia sẻ qua bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Cùng tham khảo nhé!
Mục lục bài viết
Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là gì?
Băng huyết sau sinh là tình trạng sản phụ bị mất máu do các dấu hiệu giảm thể tích máu hoặc mất máu tích lũy 1000ml trong vòng 24 giờ sau sinh. Đây cũng là một trong những lý do gây tử vong cho phụ nữ sau sinh cao nhất trên toàn cầu hiện nay. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng băng huyết sau sinh là gì?
Theo các chuyên gia y tế chia sẻ thì sau khi sinh con, tử cung của sản phụ sẽ bắt đầu co bóp để đẩy nhau thai ra ngoài. Đồng thời, sau khi nhau thai đã được đẩy ra bên ngoài, phụ nữ sẽ thường gặp phải những cơn cơ thắt để hạn chế chảy máu sau sinh bởi cơ chế gây áp lực lên mạch của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tử cũng không tạo nên những cơn co bóp với lực đủ mạnh sẽ khiến cho máu chảy tự do và gây nên tình trạng băng huyết.
Bên cạnh đó, băng huyết sau sinh cũng có thể do nhiều nguyên nhân gây nên như:
- Dây rau ngắn và lấy rau không đúng quy cách.
- Sản phụ đã sinh con nhiều lần khiến cơ tử cung yếu.
- Sản phụ bị tử cung dị dạng, u xơ tử cung.
- Người bị đa ối, mang đa thai khiến tử cung căng giãn quá mức.
- Nhiễm khuẩn ối, thời gian chuyển dạ kéo dài.
- Bánh rau bị sót ở trong buồng tử cung.
- Sản phụ bị tăng huyết áp, suy nhược cơ thể, nhiễm độc thai nghén, thiếu máu.
- Người từng hút, nạo phá hay sảy thai nhiều lần.
- Sản phụ đẻ nhanh, sinh non, sinh ở tư thế đứng.
- Đỡ đẻ không đúng quy cách.
- Sản phụ có tiền sử bị sót rau niêm mạc tử cung.
Các dấu hiệu và triệu chứng của băng huyết sau sinh
Dù là sinh thường hay sinh mổ thì khi bị băng huyết sau sinh, sản phụ sẽ có thể những dấu hiệu sau:
- Sản phụ bị chảy máu không kiểm soát có màu đỏ bầm hoặc đỏ tươi, có loãng hoặc máu cục, tử cung mềm nhão, to ra theo bề ngang, đáy tử cung cao dần.
- Huyết áp bị tụt giảm.
- Thường xuyên thấy khát nước, da xanh nhợt, nhịp tim tăng.
- Người vã mồ hôi, chân tay lạnh.
- Số lượng hồng cầu trong máu giảm.
- Khu vực âm đạo sưng, đau và chảy máu.
- Trong xương vệ không có khối cầu an toàn.
Tùy thuộc vào quá trình cầm máu, hồi sức và mức độ mất máu là như thế nào mà băng huyết sau sinh sẽ có những biến chứng khác nhau theo mức độ từ nhẹ đến nặng. Ở những sản phụ biến chứng nhẹ thì sẽ gặp phải những tình trạng như: Thể tích tuần hoàn máu giảm gây choáng váng, về lâu dài sẽ gây suy thận, suy đa cơ quan, nhiễm trùng hậu sản và có thể gây tử vong. Bên cạnh đó, cũng có những trường hợp sản phụ bị biến chứng băng huyết sau sinh lâu dài như: Viêm tắc tĩnh mạch, thiếu máu, hội chứng Sheehan,…
Cách phòng ngừa tình trạng băng huyết sau sinh
Để giảm nguy cơ sản phụ bị tử vong do băng huyết sau sinh thì cần phải có những biện pháp dự phòng băng huyết sau sinh. Sau đây là một số cách phòng ngừa mà bạn nên biết:
- Theo dõi chi tiết quá trình chuyển da, tránh để chuyển dạ kéo dài bằng những thiết bị như: monitoring, sự xóa mở cổ tử cung, tim thai và cơn gò tử cung.
- Phòng ngừa băng huyết sau sinh bằng cách tiêm oxytocin (10 IU).
- Chấm dứt thai kỳ sớm bằng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng ối.
- Trong quá trình chuyển dạ cần phải sử dụng các loại thuốc giảm đau, gây tê hay gây mê một cách hợp lý và chuẩn xác.
- Khám chuyên khoa về huyết học và xét nghiệm để được xử lý những bệnh lý về máu và rối loạn đông máu (nếu có).
- Nếu không đủ điều kiện hoặc không có chỉ định thì tuyệt đối không nên thực hiện các thủ thuật giúp sinh. Đồng thời thực hiện đúng, nhẹ nhàng khi làm thủ thuật sinh.
- Để đảm bảo an toàn cho bé và sản phụ thì nên phẫu thuật bắt con khi có cơn gò yếu, cơn gò cường tính.
- Nên có kế hoạch mang thai phù hợp để sức khỏe có thời gian phục hồi.
- Kiểm tra và thăm khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ khi mang thai.
- Bổ sung acid folic, sắt trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa thiếu máu và phòng chống biến chứng băng huyết sau sinh.
- Sản phụ cần được theo dõi ít nhất khoảng 6 giờ sau sinh để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có biện pháp khắc phục phù hợp và nhanh chóng.
Lời kết
Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong cao cho sản phụ sau sinh, băng huyết sau sinh còn có thể gây nên nhiều di chứng như: Đông máu nội mạch, suy hô hấp, suy thận cấp, hoại tử tuyến yên, vô sinh,… Vậy nên, sản phụ sau sinh cần theo dõi kỹ lưỡng để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Mong rằng qua những thông tin được ondinhtieuduong.com chia sẻ bên trên, bạn đọc đã có thể giải đáp được thắc mắc: “Nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là gì?”. Chúc bạn mạnh khỏe!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com