Phương pháp điều trị hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa

Tăng áp lực tĩnh mạch cửa là hiện tượng tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch. Tình trạng này thường gặp ở nhiều bệnh lý với nguy cơ biến chứng cao. Thậm chí người bệnh có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Vậy điều trị hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa như thế nào hiệu quả? Bài viết dưới đây chúng ta cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé. 

Mục lục bài viết

Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa là gì?

Trong cơ thể con người, động mạch sẽ thực hiện nhiệm vụ vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan. Còn tĩnh mạch lại vận chuyển máu từ các cơ quan trở lại tim. Tuy nhiên, riêng tĩnh mạch cửa lại có nhiệm vụ đưa máu từ dạ dày, ruột non, ruột già, tuyến tụy đi đến gan. Sau khi nhận máu, lá gan sẽ thực hiện chức năng lọc và đào thải những chất độc ra khỏi cơ thể. 

Theo đó, hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa là tình trạng huyết áp tĩnh mạch cửa tăng cao >10mmHg. Bởi thông thường chỉ số này chỉ đạt mức khoảng từ 3 – 6 mmHg. Khi gặp chứng bệnh này, chúng ta sẽ thấy xuất hiện một số triệu chứng điển hình như: Bụng căng, báng bụng, lá lách to, giãn tĩnh mạch thành bụng…

Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa là gì?
Hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa là gì?

Nguyên nhân gây tăng áp tĩnh mạch cửa

Tùy thuộc vào vị trí tổn thương của tĩnh mạch cửa so với gan, các nguyên nhân gây hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa được phân loại thành các nhóm như sau: 

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa trước gan: Do các bệnh lý hẹp tĩnh mạch cửa bẩm sinh, viêm tắc tĩnh mạch cửa hoặc tĩnh mạch lách. Hoặc người bị ung thư tụy, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng có khối u ở bụng gây chèn ép. 
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại gan: Hình thành do bệnh ung thư gan, xơ gan, xơ gan ứ mật nguyên phát, viêm gan hoặc gan nhiễm mỡ. 
  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa sau gan: Do mắc các bệnh lý làm tăng áp lực tim phải như: hở van tim, cơ tim, suy tim phải, viêm màng ngoài tim co thắt.
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại gan
Tăng áp lực tĩnh mạch cửa tại gan

Chẩn đoán tăng áp tĩnh mạch cửa như thế nào?

Phần lớn các bệnh nhân bị tăng áp tĩnh mạch cửa đều nhập viện trong tình trạng  xuất huyết tiêu hóa, đau bụng cấp, tiểu ít và có sự giảm sút về tri giác. Để chẩn đoán bệnh chính xác, nhân viên y tế sẽ sử dụng một số kỹ thuật gồm:

  • Xét nghiệm máu để đo nồng độ albumin, globulin, AST, ALT, nồng độ bilirubin và phosphatase kiềm. Xét nghiệm này cũng xác định tình trạng thiếu máu, số lượng bạch cầu, tiểu cầu.
  • Siêu âm giúp tầm soát xơ gan và siêu âm Doppler để đánh giá lưu lượng máu trong tĩnh mạch cửa thông qua hình ảnh sóng dòng chảy dẹp.
  • Chụp cắt lớp vi tính và chụp cộng hưởng từ thường được chỉ định áp dụng khi quá trình siêu âm không cho ra kết quả rõ ràng. 
  • Nội soi thực quản – dạ dày được chỉ định khi bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân bị tăng áp tĩnh mạch cửa do giãn tĩnh mạch thực quản. 
  • Chụp X-quang động mạch thân tạng sẽ thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật tạo shunt tĩnh mạch cửa – tĩnh mạch chủ.
Siêu âm giúp tầm soát xơ gan và siêu âm Doppler để đánh giá lưu lượng máu trong tĩnh mạch cửa
Siêu âm giúp tầm soát xơ gan và siêu âm Doppler để đánh giá lưu lượng máu trong tĩnh mạch cửa

Phương pháp điều trị hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa

Theo các chuyên gia y tế, tăng áp tĩnh mạch cửa có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Điển hình như việc giãn và vỡ tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, thiếu máu. Một số trường hợp bị rối loạn đông máu, suy giảm chức năng gan và thận, bệnh lý về não… Do đó việc điều trị bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ với các phương pháp gồm: 

Điều trị làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa

Trong trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng rõ rệt, có nguy cơ xuất huyết tiêu hóa, tĩnh mạch thực quản bị co giãn nhưng chức năng gan bình thường. Bác sĩ sẽ chỉ định làm phẫu thuật để dẫn lưu máu hệ cửa – chủ, phẫu thuật tạo dính cơ quan hệ cửa – chủ. Hoặc có thể phẫu thuật làm giảm lưu lượng máu đến tĩnh mạch cửa bằng cách cắt lách, thắt động mạch lách và gan, triệt mạch.

Điều trị biến chứng

Biến chứng thường gặp nhất của hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa là xuất huyết tiêu hóa do vỡ tĩnh mạch thực quản. Trong trường hợp này bệnh nhân sẽ được điều trị nội khoa và ngoại khoa. Nếu người bệnh không đáp ứng thuốc thì phải thực hiện phẫu thuật nhằm làm giảm áp lực tĩnh mạch cửa, can thiệp trực tiếp tĩnh mạch thực quản bị giãn. Đồng thời, ngăn chặn luồng máu được vận chuyển nối tiếp giữa tĩnh mạch cửa – chủ đi qua thực quản. 

Điều trị biến chứng
Điều trị biến chứng

Ghép gan cho người bệnh

Phương pháp ghép gan được áp dụng trong trường hợp bệnh tăng áp tĩnh mạch cửa diễn biến nặng hoặc người bệnh có mong muốn chữa trị triệt để. Tuy nhiên việc tiến hành kỹ thuật này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nguồn gan được ghép, phản ứng thải trừ, miễn dịch, sinh hoá… 

Lời kết

Như vậy hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa mang đến rất nhiều nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Do đó chúng ta cần ý thức tầm soát bệnh bằng việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần. Nếu không may mắc bệnh, ondinhtieuduong.com khuyến bạn cần chủ động điều trị đúng theo liệu trình của bác sĩ chuyên khoa kết hợp lối sống lành mạnh để sớm đạt hiệu quả tốt. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button