Bạch Thược có tác dụng gì? Loại cây này được xem là một vị thuốc quý hiếm với nhiều tác dụng cho sức khỏe. Công dụng của cây bạch thược hiện đang dần trở nên quan trọng hơn trong các bài thuốc Đông y. Vậy tác dụng thực sự của bài thuốc là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng NESFACO nhé.
Mục lục bài viết
Bạch thược – cây thuốc quý từ Sapa
Bạch thược là cây thuốc có nhiều tên gọi khác nhau như: dư dung, ngưu đình hay kỳ tích… Loại cây này thường được phân bố rất nhiều ở các vùng có độ ẩm và có ánh sáng. Bạn có thể thấy cây ở các vùng khí hậu ôn đới, vùng cao, nhiệt độ quanh năm dao động từ 15 độ C đến 30 độ C.
Để biết Bạch Thược có tác dụng gì, bạn cũng nên nắm rõ về loại cây này. Cây có thân thẳng, không có lông, chiều cao trung bình của cây dao động từ 50cm-80cm. Phần lá dài, thậm chí có lá dài 30cm, đường kính mỗi lá dao động từ 1cm – 3cm.
Bạn có thể nhận biết cây này qua phần mép lá màu xanh nhạt hoặc xanh sẫm. Hoa của cây có màu trắng hoặc màu hồng nhạt mọc riêng lẻ. Đa số bộ phận của cây bạch thược đều được dùng để làm dược liệu.
Bộ phận được ứng dụng rộng rãi hơn là phần rễ cây với dạng củ, kích thước lớn, phần chùy thường dài từ 15cm đến 20cm. Phần rễ mỏng, có màu nâu nhạt, sau khi cắt ram bên trong có màu trắng và mịn trên bề mặt, hương thơm nhẹ nhàng.
Bạch Thược có tác dụng gì?
Bạch thược là một vị thuộc có vị chua, hơi đáng, nhập can tì huyết phận. Bạch thược thường được sử dụng để trị tiêu chảy, tỳ hư phúc thống (đau bụng do tì hư), tâm bĩ hiếp thống (đau tức ngực sườn), đau mắt đỏ, ho hen, bệnh phụ nữ, sản hậu… Vậy cụ thể Bạch Thược có tác dụng gì?
Chữa các chứng bệnh liên quan đến nội tiết tố
Trong bạch thược có phytoestrogen với tác dụng chữa bệnh phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, vô kinh…
Trị rối loạn lo âu và trầm cảm
Trong các bai thuốc y hoc cổ truyền, bạch thược có tác dụng với chứng rối loạn lo âu nhất là rối loạn lo âu trong hội chứng tiền kinh nguyệt. Các hoạt chất có trong bạch thược có tác dụng làm tăng serotonin từ đó chống trầm cảm, giảm căng thẳng.
Hỗ trợ tiêu hóa
Dịch chiết bạch thược mang lại hiệu quả bảo vệ dạ dày khỏi tác nhân gây loét. Paeoniflorin trong bạch thược có tác dụng cải thiện và tăng cường giấc ngủ, hỗ trợ các bệnh đường tiêu hóa như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày.
Paeoniflorin cũng giúp làm tăng lợi khuẩn trong ruột, cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột của bạn.
Xem thêm
Chống viêm và điều hòa miễn dịch
Trong bạch thược có khoảng 15 glycosid, chất này có tác dụng điều trị các bệnh tự miễn dịch. Ví dụ như viêm khớp dạng thấp, bệnh vẩy nến, lupus ban đỏ hệ thống và hội chứng Sjogren. Ngoài ra, chất này còn chống viêm, giảm đau, chống oxy hóa, bảo vệ tim mạch và hệ thần kinh.
Giảm đau
Theo nghiên cứu, paeoniflorin có trong bạch thược giúp trực tiếp ngăn chặn sự hoạt hóa tế bào vi mô do morphin gây ra. Chúng có tác dụng ức chế hệ thống thần kinh trung ương, giảm đau nội tạng. Từ đó giúp hạn chế sự tác động của căng thẳng thần kinh tới hoạt động của ruột, giảm đau bụng.
Các bài thuốc kinh nghiệm từ bạch thược
Qua những thông tin Bạch Thược có tác dụng gì ở trên, bạn có thế từ đó mà áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này. Ví dụ như:
Trị váng đầu
Khi bị váng đầu kèm ù tai, hoa mắt, cơ bắp bị rung, chân tay tê thì hãy lấy: 20g bạch thược, 16g thục địa, 16g đương quy, 20g táo nhân, 12g mạch môn, 8g mộc qua, 8g xuyên khung, 4g cam thảo. Đem tất cả sắc lấy nước uống.
Trị co giật cơ
Bài thuốc trị co giật cơ bao gồm: bạch thược, cam thảo mỗi thứ 16g và sắc lấy nước uống.
Thuốc bổ máu
Bài thuốc này gồm: bạch thược, thục địa, xuyên khung, đương quy có tác dụng giãn cơ, bổ máu, tiêu viêm. Cách sắc thuốc này có tác dụng với những người: da xanh xao, thiếu máu, cơ thể yếu, kinh nguyệt không đều…
Một số lưu ý khi sử dụng bạch thược
Mặc dù Bạch Thược có tác dụng cao trong việc chữa bệnh nhưng khi sử dụng, người bệnh cần lưu ý:
- Không kết hợp Bạch Thược với Thạch hộc, Tiêu thạch, Miết giáp, Mang tiêu, Lê lô, Tiểu kế
- Không sử dụng trong trường hợp người bệnh bị huyết hư hàn
- Không sử dụng Bạch Thược khi bị mụn đậu
- Người bệnh bị tỳ khí hàn, đầy hơi, chướng bụng thi không nên sử dụng Bạch Thược
- Không dùng Bạch Thược nếu bị đau bụng, tiêu chảy do hàn tà gây ra, đau do trường vị hư lạnh
- Không dùng vị thuốc này khi có cảm giác lạnh bụng, đau bụng do lạnh, trúng hàn gây tiêu chảy
Với những thông tin kể trên, hy vọng bạn đã biết Bạch Thược có tác dụng gì? Tuy nhiên, bạn hãy tham khảo bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn hơn nhé.
Hãy liên hệ để được tư vấn
Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com