Đo huyết áp bằng tay nào và tư thế đo thế nào để kết quả chính xác?

Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ xảy ra ở người trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi. Để phát hiện và kiểm soát bệnh hiệu quả, người bệnh cần được đo huyết áp đúng cách. Hiểu được điều đó, NESFACO sẽ hướng dẫn ngay đến bạn nên đo huyết áp bằng tay nào và tư thế đo chuẩn xác theo Quy định của Bộ Y tế ban hành thông qua nội dung bên dưới.

Mục lục bài viết

Nên đo huyết áp bằng tay nào?

ĐO HUYẾT ÁP BẰNG TAY NÀO VÀ TƯ THẾ ĐO
Tay đo huyết áp cần được xác định ngay lần đo đầu tiên

Hầu hết chúng ta đều biết, đo huyết áp tại vị trí cánh tay luôn cho kết quả chính xác hơn đo đo huyết áp tại vị trí cổ tay. Tuy nhiên, bạn có biết rằng chỉ số huyết áp khi đo hai bên tay phải và tay trái có thể không giống nhau? Đúng vậy, tay trái và tay phải thường cho chỉ số đo chênh lệch trong phạm vi 10mmHg. Do đó, khi đo huyết áp lần đầu tiên, nên đo ở cả hai cánh tay để xem bên nào có chỉ số cao hơn thì sẽ dùng chỉ số đó.

Như vậy, tùy theo từng trường hợp mà người bệnh sẽ được đo huyết áp bằng tay phải hoặc tay trái chứ không có một quy định cố định từ trước. Và nhiệm vụ của người bệnh chính là cần ghi nhớ tay đo huyết áp của mình để thông báo với người khám bệnh lần khác, hoặc tự đo huyết áp ở nhà. Trong trường hợp huyết áp giữa hai bên tay đo được có sự chênh lệch vượt qua 10mmHg, rất có thể là dấu hiệu của sự bất thường về sức khỏe và cần được thăm khám chuyên sâu hơn.

Tư thế cần thực hiện khi đo huyết áp

Đo huyết áp bằng tay nào và tư thế đo có vai trò quan trọng trong việc quyết định tính chính xác của kết quả. Theo các nghiên cứu, một số tư thế cơ bản có thể áp dụng khi đo huyết áp bao gồm: tư thế ngồi, nằm ngửa, đứng và nằm vắt chân. Trong đó, tư thế ngồi thường cho chỉ số đúng nhất và được áp dụng ở hầu hết trung tâm y tế. Cụ thể, quy trình đo sẽ được thực hiện như sau:

Đo huyết áp tại vị trí bắp tay

  • Người được đo nên ngồi thẳng lưng, thư giãn cơ thể
  • Người đo thực hiện cuốn vòng bít vào bắp tay với độ chặt vừa phải, không nên ra sức bó sát
  • Khoảng cách thích hợp giữa mép vòng bít đến khuỷu tay nên là đạt từ 1cm đến 2cm
  • Người được đo nên gập tay để chắc rằng vòng bít vẫn tạo được cảm giác thoải mái
  • Tay của người được đo cần duỗi thẳng trên mặt bàn và ngửa lên để vòng bít có vị trí ngang với tim
  • Người đo tiến hành mở máy, máy sẽ thông báo tín hiệu cuộn vòng bít đã đúng vị trí hay chưa và cho ra kết quả đo.

Đo huyết áp tại vị trí cổ tay

Nên đo huyết áp bằng tay nào và tư thế đo nào?
  • Người được đo nên ngồi thẳng lưng, thư giãn cơ thể
  • Người đo thực hiện cuốn vòng bít vào cổ tay với độ chặt vừa phải, không nên ra sức bó sát
  • Cần giữ một khoảng cách nhất định khoảng 1 ngón tay giữa vòng bít và cổ tay để cho kết quả chính xác
  • Người được đo nên đặt cổ tay sao cho vị trí của nó ngang bằng với tim.
  • Bật máy để nhận tín hiệu xem việc lắp vòng bít có đúng chưa và sau đó thực hiện đo kết quả.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Các chỉ số huyết áp và tình trạng sức khỏe

Ở người khỏe mạnh, mức huyết áp thường được ghi nhận từ 90mmHg đến 130mmHg ở tâm thu và từ 60mmHg đến 85mmHg ở tâm trương. Khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 85mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg là sự báo hiệu của tình trạng huyết áp thấp. Tương ứng với đó, bệnh nhân thường có những biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, choáng váng thậm chí ngất xỉu.

Ngược lại, người có chỉ số huyết áp cao sẽ được phân chia thành nhiều mức độ khác nhau. Tương ứng với mỗi mức độ, sự ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe cũng tăng dần. Cụ thể:

  • Huyết áp bình thường cao hay biểu hiện của giai đoạn tiền huyết áp: 130-139/85-90mmHg
  • Huyết áp nhẹ, độ 1:  140-159/90-99mmHg
  • Huyết áp nhẹ, độ 2:  160-179/100-109mmHg
  • Huyết áp nhẹ, độ 3:  từ 180/từ 110mmHg
  • Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: từ 140/bé hơn 90mmHg

Lợi ích của việc đo huyết áp

Đo huyết áp mỗi ngày giúp theo dõi sức khỏe tốt hơn

Chỉ số huyết áp phối hợp cùng nhiều thiết bị y tế khác giúp bác sĩ biết được tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp. Không những thế, việc đo huyết áp mỗi ngày là rất cần thiết đối với những người có bệnh sử liên quan đến huyết áp. Nó không chỉ là dụng cụ báo hiệu tình trạng huyết áp mà còn giúp theo dõi sự cải thiện bệnh tình trong quá trình điều trị. Đó cũng là lý do ngoài máy đo huyết áp chuyên dụng, một số sản phẩm hỗ trợ khác như đồng hồ huyết áp cũng được nhiều người sử dụng.

Kết luận

Nói chung, đo huyết áp bằng tay nào và tư thế đo nào rất ảnh hưởng đến sự chính xác của kết quả đo. Theo đó, người đo huyết áp lần đầu cần được xác định tay dùng để đo huyết áp bằng cách đo chỉ số ở cả hai bên tay. Ngoài ra, tư thế tốt nhất để đo huyết áp là tư thế ngồi thẳng lưng. Hy vọng với những thông tin NESFACO vừa chia sẻ mang đến cho bạn thông tin bổ ích.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button