Đỗ Trọng có tác dụng gì? Lưu ý khi sử dụng Đỗ Trọng

Đỗ Trọng có tác dụng gì? Trong các vị thuốc Đông y, Đỗ Trọng mang đến tác dụng bổ can thận, cường gân cốt, an thai… Ngoài ra, loại cây này còn nhiều công dụng khác nhau. Vậy cụ thể tác dụng đó là gì? Các bài thuốc có cây Đỗ Trọng là gì? Hãy cùng NESFACO tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

Cây Đỗ Trọng là gì?

Trước khi tìm hiểu Đỗ Trọng có tác dụng gì, hãy nghiên cứu một chút về loại cây đỗ trọng này nhé. Đây là một vị thuốc phổ biến trong Đông y với tên gọi khác là Tư trọng, Ngọc ti bì, Đỗ trọng bắc hoặc Mộc miên.

Loại cây này thuộc loài cây gỗ sống lâu năm, chiều cao từ 15-20cm, lá mọc so le, phiến lá hình trứng hơi tròn, đuôi lá nhọn, mép có răng cưa. Quả hình thoi, đầu quả xẻ làm hai, tạo thành hình chữ V.

Đỗ Trọng là loại cây như thế nào?
Đỗ Trọng là loại cây như thế nào?

Trên thực tế, vị thuốc này được trồng chủ yếu ở đất nước Trung Quốc, còn ở Việt Nam thì chỉ mọc ở những nơi lạnh. Bạn có thể tìm thấy chúng ở Lào Cai, Sapa. Loại cây này vẫn chưa thực sự được trồng phổ biến, số lượng còn ít nên hiện nay vẫn phải nhập khẩu.

Loại cây thảo dược này thường có 2 loại là:

Bắc đỗ trọng

Loại cây bắc đỗ trọng có vỏ dẹt, độ dày khoảng 0,1-0,4cm với độ dài rộng khác nhau. Ngoài vỏ có màu nâu vàng đến nâu xám, bề mặt có nhiều nếp nhăn dọc, có lỗ vỏ nằm ngang.

Bên trong mặt vỏ nhẵn, có màu nâu tím mờ, vỏ giòn nên dễ gãy. Khi bẻ ra sẽ có nhiều sợi nhựa trắng như tơ và có khả năng đàn hồi. Loại này có mùi thơm và vị hơi đắng.

Đỗ Trọng có 2 loại khác nhau
Đỗ Trọng có 2 loại khác nhau

Nam đỗ trọng

Nam đỗ trọng là loại cây có vỏ cuộn, uốn cong, độ dày của vỏ dao động từ 0,2-0,4cm. Bên ngoài vỏ có màu vàng sáng hoặc khoang vỏ màu vàng nâu, bề mặt có nhiều đường nứt dọc.

Phần bên trong của vỏ nhẵn mịn, màu nâu, cứng nên rất khó bẻ. Khi bẻ vỏ thì có rất ít nhựa tơ, khả năng đàn hồi kém. Loại này không có mùi hoặc hơi thơm, vị nhạt, hơi đắng và chát.

Bên cạnh đó, cây đỗ trọng còn được gọi với tên gọi theo từng vùng miền khác nhau và có đặc tính khác nhau. Chúng được quyết định theo điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu ở nơi trồng:

  • Đại Ba (Tứ Xuyên – Trung Quốc): vỏ mịn, dày thịt
  • Núi Lầu Sơn (Quý Châu – Trung Quốc): vỏ thô mịn khác nhau, chất lượng kém hơn loại đỗ trọng ở Tứ Xuyên.
  • Thiểm Tây, Hồ Bắc (Trung Quốc): vỏ thô xù xì, mỏng thịt, chất lượng kém nhất

Đỗ Trọng có tác dụng gì?

Vậy trên thực tế, Đỗ Trọng có tác dụng gì? Theo nghiên cứu Đông y, đỗ trọng co tác dụng: bổ sung, kiện gân cốt, an thai, ích tinh khí, cường chí, dương huyết, hạ áp, làm ấm tử cung.

Chủ trị: Chân tay yếu mỏi, đau nhức lưng, phong thấp, bại liệt, động thai ra huyết, di tinh, liệt dương, tăng huyết áp, hay tiểu đêm…

Đỗ Trọng có tác dụng gì? Có trị xương khớp không?
Đỗ Trọng có tác dụng gì? Có trị xương khớp không?

Theo nghiên cứu hiện đại, dược liệu này có tác dụng ức chế phế cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn bạch cầu và liên cầu khuẩn dung huyết B. Đỗ Trong có tác dụng giúp lợi tiểu, giảm đau, chống co giật và rút ngắn thời gian chảy máu.

Bộ phận lá, cành và vỏ của thuốc đều giúp điều chỉnh chức năng tế bào và tăng cường hoạt động miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, vị thuốc này còn có tác dụng chống viêm, tăng hoạt động của vỏ tuyến thượng thận, tăng lưu lượng máu động mạch vành, giãn mạch và hạ cholesterol trong máu.

Xem thêm

Một số bài thuốc từ cây Đỗ Trọng

Từ các thông tin Đỗ Trọng có tác dụng gì ở trên, bạn có thể áp dụng một số bài thuốc như:

Đau vùng thắt lưng: dùng đỗ trọng, hạt quýt mỗi vị 80g, sao và tán nhỏ 2 vị thuốc trên rồi uống dần với thang nước muối và rượu.

Ra mồ hôi trộm: lấy một lượng đỗ trọng và mẫu lệ với số lượng bằng nhau rồi tán nhỏ uống với rượu, mỗi lần uống 1 thìa.

Với trẻ bẩm sinh ốm yếu, co giật, hen suyễn, còi xương, chậm nói hoặc chậm biết đi thì sử dụng: đỗ trọng, thục địa, sơn dược, phục linh, sơn thù, ngưu tất mỗi vị 4g, mẫu đơn và trạch tả mỗi vị 3g, ngũ vị 2g, phụ tử chế 1,2g và nhục quế 0,8g. Sắc các vị thuốc đó lên và uống.

Nhiều bài thuốc quý từ cây Đỗ Trọng
Nhiều bài thuốc quý từ cây Đỗ Trọng

Phụ nữ sảy thai nhiều lần: sử dụng đỗ trọng, cẩu tích, ba kích, vú bò, thục địa, đương quy, tục đoạn, củ gai, ý dĩ sao mỗi vị 10g. Sắc lên uống và uống dự phòng khi thai được 2-3 tháng.

Thận yếu, mỏi gối, đau lưng, liệt dương: sử dụng đỗ trọng, đương quy, ngư tất, thục địa, tục đoạn, cẩu tích, ba kích, cốt toái bổ, mạch môn, hoài sơn mỗi vị 12g, sắc uống hoặc tán thành bột làm viên với mật ong, mỗi ngày dùng 15-20, chia làm 2 lần.

Lưu ý khi sử dụng Đỗ Trọng để chữa bệnh

Khi sử dụng Đỗ Trọng, để đạt hiệu quả cao khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý đến một số điều như sau:

  • Không dùng đỗ trọng với xà thoái hay huyền sâm bởi chúng sẽ gây ra tác dụng phụ
  • Không dùng cho những người bị bệnh do âm hư hỏa vượng, can thận hư
  • Những người bị nóng trong cần thận trọng khi sử dụng
  • Mỗi ngày chỉ dùng từ 8-12g đỗ trọng
  • Với phụ nữ mang thai và sau sinh thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng
  • Khi sử dụng rượu thuốc ngâm từ đỗ trọng, người bệnh không nên kết hợp cùng hành tây và tỏi

Vậy Đỗ Trọng có tác dụng gì, hy vọng bạn đã hiểu qua bài viết trên. Để đảm bảo tác dụng tối đa của dược liệu này, hãy hỏi ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.

Hãy liên hệ để được tư vấn

Công Ty Cổ Phần NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button