Hẹp động mạch cảnh là 1 bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy bệnh đó ra làm sao? Nguyên nhân, triệu chứng gây ra hẹp động mạch cảnh là gì? Để giải đáp thắc mắc đó, NESFACO mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
Mục lục bài viết
Hẹp động mạch cảnh là gì?
Động mạch cảnh được xuất phát từ động mạch chủ ở lồng ngực đi lên 2 bên cổ và phân nhánh vào trong vùng hộp sọ của não. Chức năng của động mạch cảnh là cung cấp máu cho não để não có đủ dưỡng chất và oxy điều khiển các hoạt động của cơ thể diễn ra bình thường. Khi động mạch cảnh vì 1 số nguyên do nào đó bị tắc nghẽn, trở nên hẹp hơn, bé đi sẽ dẫn đến lượng máu nuôi não bị giảm gây ra tình trạng thiếu máu não và đột quỵ.
Nguyên nhân gây ra hẹp động mạch cảnh
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp động mạch cảnh. Có thể là do sự tích tụ của các mảng bám như: cholesterol, canxi, mô sợi, các mảnh vụn tế bào,…Nhưng cũng có thể có 1 số nguyên nhân ít phổ biến hơn gây hẹp động mạch cảnh như: phình mạch máu, bị viêm động mạch, bóc tách động mạch, mắc phải chứng loạn sản của các sợi cơ (fibromuscular dysplasia), tổn thương mô sau khi xạ trị, sự co thắt quá mức của các mạch máu,… Cho dù là nguyên nhân gì đi nữa thì hẹp động mạch chủ rất nguy hiểm và bạn cần phải lưu tâm, để ý.
Triệu chứng của hẹp động mạch cảnh
Người bị mắc hẹp động mạch cảnh thường không có triệu chứng gì vào giai đoạn đầu nhưng khi bệnh phát triển nặng hơn sẽ có 1 số triệu chứng như sau:
- Đột quỵ
- Cơ thể yếu, tê hoặc liệt chân tay, không có ý thức kiểm soát được vận động của chân, tay.
- Mắt bị mờ hoặc mù 1 mắt trong 1 vài giây, vài phút hoặc 1 vài giờ đồng hồ.
- Mất trí nhớ gây lú lẫn.
- Cổ họng đau cảm thấy khó nuốt, uống nước cũng thấy khó và đau. Nói không rõ ràng, khó nói.
Các biểu hiện trên thường biến mất trong vòng 24 giờ tuy nhiên bạn không thể chủ quan mà bỏ qua bệnh được. Nếu triệu chứng trên kéo dài có thể bạn sẽ bị đột quỵ và nên đến bác sĩ ngay để kiểm tra.
Đối tượng mắc hẹp động mạch cảnh
Hẹp động mạch cảnh không chừa bất kỳ ai, nó có thể xảy ra ở mọi đối tượng nhưng những đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
- Người cao tuổi: tuổi tác càng tăng cao tỷ lệ mắc hẹp động mạch cảnh tăng lên rõ rệt.
- Người béo phì, uống nhiều rượu, bia dẫn đến huyết áp cao, xơ vữa động mạch, tiểu đường,… dẫn đến hẹp động mạch cảnh.
- Người hút thuốc lá nhiều: do nicotin trong khói thuốc gây ra kích ứng với lớp lót động mạch làm tăng nhịp tim, huyết áp cao,…
- Người mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao, bệnh nhân bị mỡ máu,…
- Người thường xuyên ít vận động, tập thể dục.
- Gia đình có tiền sử bị mắc xơ vữa động mạch hoặc mắc bệnh mạch vành.
Biện pháp chữa trị bệnh ra sao?
Muốn xác định rõ ràng bệnh thì bạn hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ phát hiện sớm bệnh và điều trị được khỏi bệnh ngay từ khi bệnh mới phát triển. Khi xác định được bạn bị hẹp động mạch vành rồi các bác sĩ sẽ dựa theo tình trạng của bệnh mà đưa ra hướng điều trị.
Trong giai đoạn sớm của bệnh, phẫu thuật viên mạch máu sau đó dùng thuốc, thay đổi cách sống sẽ là cách hiệu quả. Còn nếu người bệnh bị thêm 1 số bệnh lý khác như huyết áp cao, tiểu đường, mỡ máu thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giảm các triệu chứng trên đưa về mức bình thường sau đó mới điều trị hẹp động mạch cảnh. Hiện nay có 2 hướng điều trị như sau:
Phẫu thuật
Bạn có thể được yêu cầu mổ khi bệnh tiến triển nặng. Phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ các mảng xơ, các mảng bám tích tụ ở động mạch giúp cho vùng động mạch được rộng rãi, trơn láng hơn. Phương pháp này rất an toàn và bạn có thể xuất viện sớm ngay sau đó khi cơ thể hồi phục.
Nong động mạch cảnh và đặt stent
Một phương pháp xâm lấn tối thiểu mới được phát triển gần đây chính là nong động mạch và đặt stent. Bác sĩ sẽ dùng 1 cái ống nhỏ luồn vào động mạch cảnh để cho lòng mạch mở ra giúp cho máu lưu thông dễ dàng hơn. Mặc dù phương pháp này chưa có kết quả lâu dài thuyết phục nhưng đối với bệnh nhân có các bệnh làm tăng nguy cơ cắt động mạch cảnh thì phương pháp này là phương pháp hữu hiệu có thể thay thế.
Làm gì để sống khỏe với bệnh
Nếu không cần phẫu thuật thì bạn và người thân trong gia đình phải biết rõ các dấu hiệu cảnh báo của bệnh. Hãy tuân thủ dùng thuốc đúng quy định theo như bác sĩ kê đơn. Ngoài ra thay đổi lối sống lành mạnh, ăn uống có khoa học cũng giúp làm giảm tình trạng của bệnh phát triển.
Tham khảo thêm:
- Những điều cần biết về phình động mạch não
- Tìm hiểu về hẹp van động mạch chủ, nguyên nhân, triệu chứng
Lời kết
Thông tin trên bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh hẹp động mạch cảnh. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ thực sự hữu ích đối với tất cả mọi người. Nếu còn thắc mắc hay cần tư vấn gì thêm về bệnh hẹp động mạch cảnh bạn có thể liên hệ với NESFACO ngay. Các chuyên gia trong lĩnh vực sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com