Trị số huyết áp bao gồm 2 phần, đó là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó thì chỉ số huyết áp tâm thu lại được nhận được nhiều sự quan tâm hơn cả. Nếu như bạn không hiểu rõ về chỉ số này thì sẽ khó có được những biện pháp để giữ gìn sức khỏe của mình tốt nhất. Vậy huyết áp tâm thu là gì? Huyết áp tâm thu đơn độc gây ảnh hưởng như thế nào với sức khỏe? Ondinhtieuduong.com sẽ giúp bạn làm rõ thắc mắc ngay bên dưới, mời bạn xem ngay nhé!
Mục lục bài viết
Huyết áp tâm thu là gì?
Khi kiểm tra sức khỏe, bạn thường hay được đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ, máy điện tử hoặc máy tự động. Trên các máy thường xuất hiện 2 chỉ số huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Vậy huyết áp tâm thu là gì?
Huyết áp tâm thu là áp lực của máu tác động lên thành động mạch khi tim co bóp. Chỉ số này cho thấy được khả năng cung cấp máu của tim đi đến các cơ quan khác trong cơ thể.
Cụ thể, với mỗi lần tim của chúng ta đập, một lượng máu sẽ được bơm từ tim và gây ra áp lực lên thành động mạch, gọi là huyết áp tâm thu. Chỉ số huyết áp tâm thu phụ thuộc vào 2 yếu tố chính là: sức co bóp của tim và thể tích máu bơm đi trong mỗi nhịp đập. Huyết áp tâm thu sẽ càng cao khi tim co bóp càng mạnh và/hoặc lượng máu bơm ra càng nhiều và ngược lại.
Khi đo huyết áp bằng máy đo huyết áp cơ, tiếng tim đập đầu tiên nghe được khi bao hơi xả ra chính là huyết áp tâm thu. Và tiếng tim đập cuối cùng khi còn nghe được là huyết áp tâm trương (áp lực máu lên thành động mạch khi tim giãn ra). Chỉ số huyết áp tâm trương thường ít được chú ý hơn huyết áp tâm thu, bởi nó chỉ phản ánh khả năng đàn hồi của thành mạch – yếu tố khó có thể thay đổi mà phụ thuộc vào thể trạng mỗi người.
Hiệu số chênh lệch giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ tạo nên áp lực bơm máu cho các cơ quan. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì hiệu số này phải lớn hơn 20 mmHg. Nếu hiệu số nhỏ hơn thì sẽ rơi vào trường hợp huyết áp kẹp và cần được các bác sĩ chuyên khoa tiến hành xử lý cấp cứu.
XEM NGAY:
- Huyết áp tâm trương cao và những hiểm họa khôn lường đến sức khỏe
- Đơn vị đo huyết áp và những điều quan trọng cần chú ý
Chỉ số huyết áp tâm thu ổn định là bao nhiêu?
Theo trên, chắc rằng các bạn đã hiểu hơn về huyết áp tâm thu là gì. Vậy chỉ số huyết áp tâm thu bao nhiêu thì được coi là bình thường? Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO, mức huyết áp tâm thu bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 90 mmHg đến 140 mmHg. Trường hợp huyết áp tâm thu nằm ngoài khoảng này sẽ được cho là dấu hiệu bất thường.
Cả 2 chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương đều có ý nghĩa quan trọng đối với cơ thể. Nó là biểu hiện của việc các quan sinh tồn như tim, não,… có hoạt động hiệu quả hay không. Đặc biệt huyết áp tâm thu lại càng cần được lưu tâm hơn.
Huyết áp tâm thu không ổn định gây ra nguy hiểm gì?
Ngoài những thông tin về huyết áp tâm thu là gì, bao nhiêu là bình thường thì bạn cần biết về những nguy cơ khi huyết áp tâm thu bất thường như: huyết áp tâm thu cao và tăng huyết áp tâm thu đơn độc.
Huyết áp tâm thu cao
Khi đo huyết áp nếu thấy chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn 140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg, bạn sẽ được chẩn đoán mắc chứng cao huyết áp. Nếu ở ngưỡng tiền huyết áp thì bạn có thể điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, thói quen sinh hoạt, ăn uống điều độ thì tình trạng huyết áp sẽ được cải thiện và trở lại bình thường. Còn với trường hợp chỉ số huyết áp không được cải thiện thì bạn cần thăm khám kịp thời và can thiệp y tế phù hợp.
ĐỪNG BỎ QUA: Cảnh Báo Nguy Cơ Có Hại Sức Khỏe Khi Uống Thuốc Huyết Áp Quá Liều
Huyết áp tâm thu đơn độc
Trường hợp huyết áp tâm thu liên tục cao hơn mức 140mmHg trong khi huyết áp tâm trương lại ở mức bình thường (dưới 90mmHg) thì đó là dấu hiệu của chứng tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Trên thực tế, chứng bệnh này thường xảy ra với những bệnh nhân trên 50 tuổi. Và có tới 60% bệnh nhân tăng huyết áp có huyết áp tâm thu đơn độc.
Tăng huyết áp tâm thu đơn độc thường không xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm và dẫn đến tử vong, do tăng huyết áp tâm thu làm cản trở luồng máu lưu thông lên não, tăng nguy cơ nhồi máu não, ảnh hưởng chức năng tim mạch dẫn đến suy tim hoặc nhồi máu cơ tim.
Khi bị tăng huyết áp tâm thu đơn độc thì hướng điều trị sẽ phức tạp hơn bệnh tăng huyết áp thông thường. Bệnh nhân cần đo huyết áp thường xuyên và gặp bác sĩ sớm để điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân có thể kết hợp điều trị tại nhà bằng cách chăm sóc sức khỏe tim mạch như sau:
- Ăn đậu phộng (lạc) giúp duy trì chức năng mạch máu bình thường thay vì nạp chất béo bão hòa từ những loại thực phẩm khác tác động xấu tới tim mạch.
- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa axit béo omega – 3 giúp chống lại sự suy giảm của sức khỏe.
- Kết hợp ăn mặn và ăn chay bởi việc hạn chế ăn thịt sẽ làm giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim. Vì thế hãy thay thế một lượng thực phẩm từ thịt động vật bằng thực vật để đảm bảo sức khỏe tim mạch hơn.
- Bổ sung vitamin D để hạn chế tác động do tuổi tác khiến cơ thể bị lão hóa – một trong những nguyên nhân giảm độ đàn hồi của thành mạch máu.
Kết luận
Với những thông tin về huyết áp tâm thu là gì trên đây, ondinhtieuduong.com mong rằng bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số huyết áp vô cùng quan trọng đối với cơ thể này. Hãy điều chỉnh lại lối sống, chế độ sinh hoạt và thăm khám bác sĩ thường xuyên để phát hiện các bệnh về huyết áp và điều trị kịp thời nhé! Chúc các bạn luôn mạnh khỏe mà không còn nỗi lo về bệnh tật!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com