Thục địa có tác dụng gì? Bài thuốc từ thục địa

Thục địa là một loại thảo dược quý trong Đông y. Nhưng Thục địa có tác dụng gì? Mặc dù được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về loại thảo dược này. Bài viết dưới đây của NESFACO sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về loại dược liệu này.

Mục lục bài viết

Thục địa là gì? Có đặc điểm như thế nào?

Trước khi tìm Thục địa có tác dụng gì, loại thuốc này có đặc điểm như thế nào? Loại cây này còn có tên gọi khác là cây địa hoàng, phân bố nhiều tại các vùng nông thôn Bắc Bộ.

Đây là một loại cây giống thân thảo, sống lâu năm và thuộc cây rễ củ. Mỗi cây gồm có 5-7 củ với vỏ màu đỏ nhạt. Thân cây được bao phủ bởi một lớp lông màu trắng, mềm, cao khoảng 30cm.

Thục địa có đặc điểm như thế nào?
Thục địa có đặc điểm như thế nào?

Phần lá cây thường mọc ở dưới gốc cây có hình trứng lộn ngược, đôi lá có hình bầu dục dài, phần mép lá có răng cưa, bề mặt lá có nhiều nếp nhăn. Hoa mọc theo chùm ở trên ngọn cây, đài hoa hình chuông, bên ngoài cánh hoa màu tím, phía trong màu vàng vân tím.

Củ của thục địa sẽ được bào chế, bảo quản trong lọ kín và áp dụng như một vị thuốc phổ biến trong Đông y.

Thục địa có tác dụng gì với sức khỏe?

Bạn vẫn thắc mắc Thục địa có tác dụng gì với sức khỏe người bệnh. Bài thuốc này có tác dụng điều trị một số bệnh như:

Tăng cường hệ miễn dịch

Thục địa có tinh chất giúp ức chế miễn dịch nhưng đảm bảo không gây ra tác dụng phụ nào. Cho nên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi dùng loại thuốc này. Thậm chí, nhiều nghiên cứu còn cho rằng thục địa cũng có lợi với tim mạch, gan, máu và có khả năng kháng viêm hiệu quả.

Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch

Giảm suy nhược cơ thể

Với người có cơ thể bị suy yếu, suy nhược cơ thể thì cũng có thể áp dụng các bài thuốc từ thục địa. Dược liệu này sẽ giúp cơ thể bổ sung lượng máu còn thiếu, lưu thông máu tốt hơn, từ đó sức khỏe sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Điều hòa kinh nguyệt

Với những chị em phụ nữ bị kinh nguyệt không đều thì nên sử dụng thục địa bởi tác dụng điều hòa kinh nguyệt của nó. Bên cạnh đó, cây thuốc này cũng có tác dụng trị xuất tinh sớm hoặc một số vấn đề khác của nam giới.

Bổ thận

Thục địa là loại thảo dược có tác dụng cao trong việc giải độc, điều hòa đường huyết và bồi bổ thận. Tính hàn của thục địa cũng hỗ trợ tốt cho việc điều trị cho bệnh nhân.

Thục Địa còn có tác dụng bổ thận
Thục Địa còn có tác dụng bổ thận

Giảm sưng viêm

Thục địa sắc nước uống có tính kháng viêm rất cao, nước có tác dụng làm giảm các vết sưng viêm rõ rệt. Ngoài ra, thuốc cũng có tác dụng giảm lượng đường trong máu, người có bệnh huyết áp cao. Thục địa có tính mát phù hợp với những người cao huyết áp hay bị mỡ máu.

Trị táo bón

Bởi vị thuốc này có tính hàn, mát nên sẽ rất tốt cho những người đang bị táo bón lâu ngày.

Xem thêm

Các bài thuốc trị bệnh từ thục địa

Vậy Thục địa có tác dụng gì? Qua những tác dụng trên của thục địa, bạn có thể áp dụng các bài thuốc như:

Trị cao huyết áp: bạn sắc 25g thục địa cùng với 1 lít nước, lấy nước uống, áp dụng trong khoảng 2-3 tuần là bạn sẽ thấy hiệu quả.

Tác dụng bổ máu với 50g thục địa hầm với chân gà, tiết lợn. Mỗi tuần ăn món này 1 lần để bổ máu cho cơ thể.

Trị táo bón với món hầm thục địa 100g với thịt lợn nạc để ăn, táo bón sẽ được cải thiện khá hiệu quả.

Trị chứng đau đầu với 200g thục địa, 100g sơn thù du, 30g hoài sơn, 30g bạch phục, 30g mẫu đơn bì linh, sắc các vị thuốc trên với nước và uống.

Nhiều bài thuốc áp dụng thục địa
Nhiều bài thuốc áp dụng thục địa

Điều trị đau nhức xương khớp với bài thuốc gồm 20g thục địa, 10g nhục thung dung sấy khô, tán thành bột rồi trộn mật ong, vo thành viên nhỏ. Mỗi ngày uống 2-3 lần và duy trì trong 1 tháng.

Chữa trị suy nhược cơ thể với bài thuốc gồm: 4g nhục quế, hoài sơn 12g, sơn thù 12g, thục địa, trạch tả, đàn bì, phụ tử, phục linh mỗi loại 8g. Mang các vị thuốc trên sắc lấy nước uống, mỗi ngày 1 bát, mỗi thang thuốc sử dụng được 2 lần.

Chỉ cần duy trì uống bài thuốc trên trong vòng 1 tháng sẽ thấy các triệu chứng nói trên giảm, da dẻ hồng hào hơn.

Điều hòa kinh nguyệt với bài thuốc gồm: đương quy, xuyên khung, hoàng kỳ mỗi loại 8g, 16g thục địa, 16g đẳng sâm và 12g bạch thược. Nấu các vị thuốc trên với khoảng 0,5 lít nước đến khi còn lại khoảng 2 chén thuốc. Hàng ngày uống vào 2 lần sáng và tối.

Một số lưu ý khi sử dụng thục địa

Vậy bạn đã biết Thục địa có tác dụng gì? Dù có nhiều tác dụng trong việc điều trị bệnh nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều như:

  • Người bị bệnh tiêu hóa kém, hay đau bụng, người bệnh tiêu chảy thì không sử dụng thục địa
  • Không dùng thục địa chung với các loại thuốc như: vô di, bối mẫu, thông bạch, la bạc, cửu bạch…
  • Bảo quản dược liệu trong bình kín, tránh mối mọt

Vị thuốc này khá phổ biến nên cũng có nhiều địa chỉ bán khác nhau. Nhưng vì vậy nên xảy ra tình trạng có nơi bán đồ kém chất lượng. Nếu dùng phải sản phẩm kém chất lượng sẽ gây ra nhiều hệ quả khó lường cho sức khỏe.

Cho nên, trước khi mua, bạn hãy lưu ý đến chất lượng, độ uy tín của đơn vị cung cấp. Tốt nhất là bạn nên tìm mua ở những đơn vị được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao. Điều này sẽ giúp bạn hạn chế được tối đa rủi ro khi mua hàng.

Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời thục địa có tác dụng gì? Nếu bạn đang có vấn đề về sức khỏe, hãy liên hệ NESFACO để được tư vấn nhé!

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button