Tụ máu não thường tiềm ẩn bên trong sau mỗi lần va chạm, té ngã hay đụng đầu nhẹ. Chính bởi sự chủ quan của nhiều người mà những khối tụ máu não thường gây ra các biến chứng không nhỏ. Vậy khi phát hiện tụ máu não có phải mổ không? Phương pháp phẫu thuật nào an toàn nhất hiện nay? Tất cả sẽ được ondinhtieuduong.com giải đáp trong bài viết dưới đây, đừng bỏ lỡ bạn nhé.
Mục lục bài viết
Tụ máu não có phải mổ không?
Tụ máu não là một hiện tượng thường gặp khi con người bị chấn thương phần đầu, dù là nhẹ nhất cũng có khả năng gây tổn thương cho các mạch máu lớn. Các chấn thương, va chạm ở đầu có thể làm vỡ thành mạch khiến máu chảy ra vùng mô xung quanh và tụ lại thành một khối lớn. Vị trí tụ máu có thể khác nhau, bao gồm tĩnh mạch, động mạch, hoặc mao mạch.
Tụ máu não được chia thành hai dạng là tụ máu ngoài màng cứng nội sọ và tụ máu dưới màng cứng. Hiện tượng này nếu không được giải quyết triệt để có thể gây ra các biến chứng rất nguy hiểm, thậm chí khiến người bệnh tử vong bất kỳ lúc nào. Do đó để đảm bảo an toàn, khi xảy ra va chạm ở đầu dù là nặng hay nhẹ bạn cũng cần đến bệnh viện kiểm tra.
Sau khi xem xét kỹ các xét nghiệm, nếu có máu tụ ở não bạn nên tiến hành phẫu thuật ngay.
Dấu hiệu khi bị tụ máu não
Dấu hiệu nhận biết tụ máu não ở người trưởng thành:
- Mất ý thức hoặc không tỉnh táo
- Buồn nôn
- Đau đầu
- Chóng mặt
- Mất khả năng định hướng
- Nói ngọng
- Mất trí nhớ
- Co giật
- Thay đổi tính cách
- Thở bất thường
- Đi lại khó khăn
- Yếu một bên chi
Dấu hiệu nhận biết tụ máu não ở trẻ sơ sinh:
- Thóp đầu bị phồng
- Kém ăn
- Co giật cục bộ
- Co giật toàn bộ cơ thể
- Chu vi vòng đầu tăng
- Ngủ nhiều hoặc có thể hôn mê
- Khó chịu
- Khóc thét
- Nôn mửa kéo dài
Nguyên nhân gây tụ máu não
Thông thường tụ máu não sẽ hình thành do:
- Chấn thương, va chạm với lực đủ lớn ở vùng đầu
- Tai nạn giao thông
- Ngã từ trên cao xuống
- Phình động mạch khiến các khối máu tụ lại
- Các mô vùng hệ thống mạch máu bị tổn thương do tác động của nha khoa hoặc thẩm mỹ
- Do lạm dụng nhiều các loại thuốc chống đông máu như Aspirin, warfarin, hoặc dipyridamole.
Bên cạnh đó, tụ máu não thường bị phát hiện chậm trễ là do sự chủ quan của con người khi gặp các chấn thương ở đầu. Có thể sau những va chạm nhỏ bạn sẽ thấy bình thường và không có cảm giác gì nghiêm trọng. Nhưng lâu dần có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, nếu phát hiện quá muộn có thể rất khó để hồi phục hoàn toàn, nặng nhất là bị liệt hoặc tử vong do não bị chèn ép quá lâu.
Thông thường tụ máu não xảy ra ở ba cấp độ khác nhau đó là:
- Cấp tính – lúc này các biểu hiện tụ máu não sẽ xuất hiện liền sau chấn thương
- Bán cấp tính – các triệu chứng sẽ hình thành sau vài ngày
- Mãn tính – triệu chứng xảy ra sau một tháng kể từ lúc bị thương
Dù là ở cấp độ nào, bạn cũng nên thăm khám ngay sau va chạm để kịp thời nhận biết và mổ máu tụ ở não, giúp phục hồi nhanh cũng như không để lại biến chứng nghiêm trọng.
Xem thêm:
Phương pháp mổ tụ máu não phổ biến
Phương pháp mổ tụ máu não được khuyến khích áp dụng hiện nay là phẫu thuật nội soi để lấy máu tụ trong não ra ngoài. Điểm đặc biệt của phương pháp mổ này chính là giúp các bác sĩ xác định vị trí máu tụ, nơi chảy máu nhanh chóng, từ đó tăng tốc độ kiểm soát và cầm máu hiệu quả.
Mổ tụ máu não bằng phương pháp nội soi trong trường hợp:
- Máu tụ trong não thùy chẩm
- Máu tụ trong não thất
- Máu tụ trong não thùy thái dương
- Máu tụ trong tiểu não
- Máu tụ trong não thùy đỉnh
- Máu tụ trong não thùy trán
Các bước mổ tụ máu não bằng nội soi diễn ra như sau:
- Bước 1: Chuẩn bị các dụng cụ mổ cần thiết gồm vi phẫu, kính vi phẫu, dụng cụ nội soi, nguồn sáng, camera, cáp quang, vị trí hệ thống nội soi, và màn hình.
- Bước 2: Đặt đầu bệnh nhân ở tư thế cố định với khung chuyên dụng. Ở những trường hợp cần thiết có thể lắp thêm hệ thống định vị neuronavigation để chụp cắt lớp vi tính và cộng hưởng từ.
- Bước 3: Rạch da đầu để lộ xương sọ. Khoan và mở nắp sọ
- Bước 4: Quan sát qua kính vi phẫu để mở màng cứng và vỏ não tại vùng gần khối máu tụ. Chú ý cẩn thận để không làm đứt mạch máu và dây thần kinh.
- Bước 5: Dùng kính vi phẫu và nội soi để kiểm soát các cấu trúc xung quanh, khối máu tụ và nguồn chảy máu. Cho ống nội soi vào và bắt đầu hút máu tụ. Cầm máu bằng dao điện bipolair cong.
- Bước 6: Đóng màng cứng lại, cố định nắp sọ và hoàn tất quá trình nội soi lấy tụ máu não.
Xem thêm:
Hy vọng với những giải thích cặn kẽ trong bài viết trên đây bạn đã có được lời giải cho thắc mắc tụ máu não có phải mổ không, cũng như nhận biết đâu là cách mổ tốt nhất hiện nay rồi nhé.