Đau khớp háng và xương mu khi mang thai là gì?

Đau khớp háng và xương mu khi mang thai là tình trạng thường xảy ra tại thời điểm cuối thai kỳ. Mặc dù không quá nguy hiểm tính mạng nhưng chúng cũng gây nhiều phiền toái và chất lượng cuộc sống. Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng này? Bài viết dưới đây của NESFACO sẽ giúp bạn hiểu rõ.

Mục lục bài viết

Nguyên nhân bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai

Phụ nữ thường phải đối mặt với đau khớp háng và xương mu khi mang thai. Những con đau này thường có lúc ngắn, có lúc thoáng qua hoặc kéo dài âm ỉ. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu? Cụ thể:

Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thường có sự thay đổi hormone. Hàm lượng progesterone trong máu cao làm giãn nở các khớp xương. Vì vậy, vùng xương chậu cũng hoạt động không được dẻo dai, xương mu cũng có dấu hiệu đau.

Trong giai đoạn mang thai, thể tích tuần hoàn trong cơ thể phụ nữ tăng và chủ yếu tập trung vào tuần hoàn nhau thai để nuôi dưỡng thai nhi. Sự thay đổi này đã khiến hệ tuần hoàn phần dưới cơ thể hoạt động quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng phù nề, gây chèn ép và đau xương mu.

Hệ tuần hoàn máu chủ yếu tập trung vào thai nhi
Hệ tuần hoàn máu chủ yếu tập trung vào thai nhi

Khi vào giai đoạn cuối, thai nhi sẽ có sự dịch chuyển hướng về dưới âm đạo để chuẩn bị chuyển dạ. Xương mu bị chịu nhiều áp lực hơn, nhất là khi thai nhi có trọng lượng lớn.

Hầu hết các người nữ mang đa thai hoặc từng mang thai nhiều lần thường dễ gặp phải tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai. Bắt đầu từ tuần thứ 2, đa phần các thai phụ đều có cơ bụng mềm hơn. Thai nhi cũng di chuyển dần ở vị trí thấp hơn nên áp lực mà xương mu phải chịu cũng cao hơn.

Thai nhi cử động mạnh cũng chính là một trong các nguyên nhân gây ra tình trạng đau xương mu của phụ nữ. Hoặc thai nhi có cân nặng khoảng 4kg trở lên sẽ khiến áp lực lên xương mu càng nhiều hơn.

Do thai nhi cử động mạnh
Do thai nhi cử động mạnh

Đối với mẹ bầu, magie có vai trò cực quan trọng với hoạt động của các dây thần kinh. Nếu mẹ bầu bị thiếu hụt chất này sẽ dẫn đến tình trạng đau khớp háng, chuột rút hoặc đau dây thần kinh tọa. Cho nên, mẹ bầu cần chú trọng bổ sung dưỡng chất này cho cả bản thân và thai nhi.

Trong suốt thời gian mang thai, người mẹ cần cung cấp một lượng lớn canxi để đáp ứng cho cả mẹ và bé. Nếu lượng canxi của mẹ không được bổ sung đầy đủ thì dễ khiến các khớp xương bị đau nhức, đặc biệt là khớp háng.

Khi mang thai, người mẹ sẽ có nguy cơ phát triển bệnh giãn tĩnh mạch ở vùng âm đạo. Bởi vậy nên sự tích tụ máu ở các chi dưới xảy ra, tạo cảm giác tương tự như đau khớp háng.

Nhiều nguyên nhân gây ra đau khớp háng cho mẹ bầu
Nhiều nguyên nhân gây ra đau khớp háng cho mẹ bầu

Tình trạng này có thể là hệ quả của một hoặc nhiều tình trạng trên kết hợp lại. Cho nên, bạn hãy đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và điều trị nhé.

Một số phương pháp khắc phục đau khớp háng khi mang thai

Để khắc phục tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai, bạn có thể áp dụng các phương pháp như:

Trong 3 tháng đầu mang thai

Chườm nóng để kích thích quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể giúp giảm đau khớp háng khi mang bầu. Bạn có thể chườm nóng lên vùng đau nhức hoặc ngâm chân bằng nước ấm cũng rất tốt.

Chườm lạnh khi mẹ bầu bị đau khớp háng kèm theo sưng. Chườm lạnh sẽ giúp co mạch, đẩy lùi triệu chứng sưng viêm, giảm đau hiệu quả.

Hoặc massage khi mang thai để giải tỏa căng thẳng, thư giãn cơ bắp, hạn chế tình trạng đau háng cho mẹ. 

Massage thường xuyên cho mẹ bầu
Massage thường xuyên cho mẹ bầu

Trong 3 tháng giữa khi mang thai

Bên cạnh các phương pháp trị đau khớp háng và xương mu khi mang thai trên, bạn nên luyện tập thêm:

Yoga – giúp hạn chế các áp lực tác động lên vùng khớp háng và thắt lưng, giảm đau khớp háng cho mẹ.

Bơi lội – giúp các khớp được vận động, thư giãn, không chịu áp lực từ cơ thể, các cơn đau khớp háng cũng được đẩy lùi.

Xem thêm

Trong 3 tháng cuối khi mang thai

Cơn đau lúc này sẽ trở nên rõ rệt hơn và cũng là chuẩn bị cho quá trình chào đời của bé. Trong thời gian này, bạn hãy đến bệnh viện để theo dõi cơn đau thường xuyên.

Có những bài tập nhẹ nhàng
Có những bài tập nhẹ nhàng

Lưu ý khi bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai

Khi bị đau khớp háng và xương mu khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý một số điều trong sinh hoạt như:

  • Không nên vận động quá nhiều, nghỉ ngơi, không tác động quá nhiều đến phần khớp háng, xương mu
  • Giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi; lúc ngồi nên kê gối mềm phía sau lưng
  • Không nên đi giày cao gót
  • Không nên đứng quá lâu ở một vị trí
  • Khi ngủ nên nằm nghiêng sang trái, giữ chân và hông hơi cong, dùng gối ôm khi ngủ
  • Bổ sung nhiều canxi bằng thuốc bổ hoặc qua các thực phẩm như rau xanh, trứng…
  • Không dùng thuốc giảm đau gây ảnh hưởng đến mẹ và sức khỏe của thai nhi
  • Luyện các bài tập vùng bụng, hông, các động tác yoga nhẹ nhàng
  • Đi bộ mỗi ngày

Qua những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết đau khớp háng và xương mu khi mang thai là gì, nguyên nhân do đâu. Hãy lưu lại và chăm sóc cơ thể thật tốt khi mang thai nhé.

Hãy liên hệ để được tư vấn

Công Ty Cổ Phần NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button