Thông tin trong phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối sẽ được bác sĩ nghiên cứu và đưa ra dựa trên tình hình của người bệnh. Đây là tài liệu quan trọng giúp hướng dẫn nhân viên y tế và cả người bệnh trong quá trình điều trị. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu qua những chia sẻ dưới đây.
Mục lục bài viết
Nguyên tắc xây dựng phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối
Để đưa ra phác đồ phù hợp thì cần phải dựa vào bệnh lý và thể trạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó, người thực hiện còn phải chú ý đến những nguyên tắc như:
- Quá trình chữa bệnh trong thời gian dài: triệu chứng cùng phản ứng của người bệnh với thuốc.
- Tập trung vào biểu hiện và các tác nhân gây bệnh với mục tiêu trị dài lâu
- Chọn thuốc với lượng phù hợp và đổi nếu thấy khả năng đáp ứng không tốt
- Đảm bảo tuần tự theo đúng quy trình điều trị đã đưa ra và cần xét nghiệm, đánh giá trong khi điều trị
- Quan sát và chú ý những triệu chứng lâm sàng của bệnh
- Dùng thuốc đã qua kiểm chứng lâm sàng và cho phép sử dụng
- Với trường hợp có kết quả tốt thì có thể giảm liều hoặc đổi sang liệu pháp nhẹ hơn nhưng cần có sự đồng ý của cả bệnh nhân và bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý trước khi thực hiện theo phác đồ chữa trị cho khớp gối
Tuyệt đối không được dùng thuốc nếu chưa thăm khám hay tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi vì, việc dùng thuốc vô tội vạ sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
- Tuân thủ thực hiện theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra và phải thực sự kiên trì
- Khi phát hiện cần điều trị từ sớm để tránh biến chứng nguy hiểm.
- Bệnh nhân cần tái khám định kỳ để xem xét hiệu quả chữa trị và tình trạng sức khỏe.
Hai nguyên nhân thoái hóa khớp cơ bản
Nguyên nhân của bệnh này có hai loại là thoái hóa khớp thứ phát và nguyên phát.
Thoái hóa khớp thứ phát là bệnh gặp ở nhiều lứa tuổi
Nguyên nhân chính là do chấn thương và sau đó trục khớp thay đổi. Hay những bất thường về trục khớp gối bẩm sinh như quay ra ngoài, quay vào trong. Một số trường hợp sau tổn thương viêm tại khớp gối cũng làm thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối nguyên phát thường xuất hiện khá muộn
Bệnh tiến triển chậm và xảy ra ở một hay nhiều khớp ở những người sau 60 tuổi. Những người có yếu tố di truyền hoặc đang trong giai đoạn chuyển hóa thì tình trạng thoái hóa sẽ gia tăng.
Tìm hiểu phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối
Để hiểu rõ hơn về phác đồ điều trị thì tìm hiểu qua những thông tin dưới đây.
Điều trị nội khoa
Điều trị ngoại khoa sẽ áp dụng hai phương pháp là vật lý trị liệu và dùng thuốc điều trị.
Đối với vật lý trị liệu
Một số trường hợp, bác sĩ sẽ đưa vật lý trị liệu vào phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối. Một số phương pháp phổ biến được áp dụng có thể kể đến như: hồng ngoại, siêu âm, liệu pháp suối khoáng, chườm nóng.
Dùng thuốc điều trị với triệu chứng tác dụng nhanh
Nếu có chỉ định đau khớp thì dùng các loại thuốc như giảm đau Paracetamol. Một số trường hợp sẽ chỉ định thuốc giảm đau bậc 2 là Paracetamol phối hợp với Tramadol.
Nếu dùng thuốc chống viêm thì lựa chọn một trong những loại sau:
- Diclofenac
- Piroxicam
- Etoricoxia
- Meloxicam
- Celecoxib
Dùng thuốc bôi ngoài da có thể lựa chọn các loại như:
- Voltaren Emugel có công dụng giúp giảm đau
- Corticosteroid
Những loại thuốc dành cho đường tiêm nội khớp
- Tiêm Hydrocortison acetat không quá 3 đợt trong một năm
- Tiêm các chế phẩm chậm như Betamethasone dipropionate, Methylprednisolon. Đặc biệt lưu ý không nên tiêm quá nhiều vì sẽ gây tổn thương sụn khớp khi sử dụng quá liều.
- Dùng Acid hyaluronic (AH) dưới dạng hyaluronate
Những loại thuốc dùng cho triệu chứng tác dụng chậm
Dùng một số loại như sau:
- Piascledine 300mg 1 viên trong ngày
- Glucosamine sulfate 1,5g trong ngày.
- Acid hyaluronic kết hợp Chondroitin sulfate: uống mỗi ngày 30ml
- Thuốc ức chế Interleukin 1: Diacerein 2 viên 50mg trong ngày
- Huyết tương giàu tiểu cầu tự thân (PRP): lấy máu tĩnh mạch, chống đông, ly tâm tách huyết tương sau đó bơm vào khớp gối 6ml đến 8ml PRP.
- Cấy ghép tế bào gốc (Stem cell transplantation): Tế bào gốc chiết xuất từ mô mỡ tự thân và tế bào gốc từ nguồn gốc tủy xương tự thân.
Điều trị ngoại khoa
Với trường hợp này sẽ điều trị dưới nội soi khớp, đồng thời cắt lọc, bào, rửa khớp. Cụ thể phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối cho trường hợp này là:
- Microfracture: Khoan kích thích tạo xương
- Cấy ghép tế bào sụn
- Phẫu thuật thay khớp nhân tạo: được chỉ định cho trường hợp nặng, giảm nhiều chức năng vận động. Phương pháp này áp dụng cho những ca mà bệnh nhân trên 60 tuổi; thay khớp gối toàn bộ hoặc một phần.
Một số điều cần biết sau khi điều trị thoái hóa khớp gối
Bên cạnh việc thực hiện theo phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối mà bác sĩ đưa ra thì người bệnh còn phải chú ý những điều cơ bản sau:
- Theo dõi quá trình trong và sau khi điều trị: Đây là việc quan trọng mà mọi người không nên bỏ qua để đảm bảo quá trình chữa trị và hồi phục tốt hơn.
- Thực hiện vận động thể dục thể thao với chế độ hợp lý để bảo vệ khớp
- Nếu phải hiện những bất thường cần phải thăm khám và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
- Sử dụng thực phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp như Ancoplus. Sản phẩm này được làm từ các thảo dược quý hiếm từ tự nhiên với công dụng giảm đau, tê mỏi tay chân, mạnh gân.
>> Tìm hiểu thêm:
- 9 dấu hiệu thoái hóa xương khớp bạn cần phải biết
- 3 triệu chứng thoái hóa khớp cổ chân mà bạn nên biết
Lời kết
Trên đây là những thông tin về phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối mà mọi người có thể tham khảo. Hy vọng, các chia sẻ này sẽ hữu ích cho mọi người để chăm sóc sức khỏe xương khớp tốt hơn.