Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm?

Huyết áp là áp lực tác động của máu lên thành mạch, ở người khỏe mạnh huyết áp thường ở mức 120/80mmHg. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân từ chế độ ăn uống, sinh hoạt hoặc tuổi tác,…huyết áp có thể tăng hoặc giảm gây ra các căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy cùng NESFACO tìm hiểu vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm và sự thay đổi huyết áp này có nguy hiểm hay không thông qua nội dung sau.

Mục lục bài viết

Tìm hiểu về huyết áp

Để giải đáp được câu hỏi: “Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm?” chúng ta cần lần lượt tìm hiểu một số khái niệm liên quan như sau:

vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm
Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch

Huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch khi thực hiện tuần hoàn trong các mạch máu và đây cũng được xem là một trong những dấu hiệu cơ bản nhất để biết cơ thể còn sống hay không. Theo đó, huyết áp chủ yếu hình thành do lực co bóp của tim, sức cản của thành mạch máu và đạt giá trị lớn nhất ở tâm thu, nhỏ nhất ở tâm trương.

Sự giảm dần của chỉ số huyết áp diễn ra khi máu di chuyển từ động mạch chủ đến tiểu động mạch, thông qua mao mạch và đến tĩnh mạch. Trên thực tế có nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp mà các chỉ số lại phụ thuộc thói quen ăn uống, sinh hoạt, công việc, tuổi tác,…

Hệ thống mạch máu

Mạch máu là thành phần quan trọng trong hệ tuần hoàn cùng với tim. Nó bao gồm một hệ thống ống dẫn khép kín có chức năng dẫn máu từ tim đến những cơ quan khác để thực hiện chức năng trao đổi dưỡng chất và sau đó đưa máu trở ngược về tim. Để thực hiện hoàn chỉnh chức năng trên, mạch máu được phân thành ba loại khác nhau gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Như vậy, tùy thuộc vào cấu tạo và vị trí, mỗi loại mạch sẽ có một mức huyết áp tương ứng khi máu di chuyển qua. Cụ thể:

Động mạch

Động mạch đưa máu trực tiếp từ tim đến các bộ phận khác gọi là động mạch chủ. Tiếp đó, động mạch chủ sẽ truyền máu đến những tiểu động mạch phân nhánh và từ đó đưa máu đi khắp cơ thể thông qua mao mạch. Như vậy, huyết áp tại vị trí động mạch chủ sẽ cao sẽ cao nhất trong hệ thống mạch máu.

Mao mạch

Mao mạch có thể xem là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch và tại đây sẽ diễn ra quá trình trao đổi chất bao gồm O2, CO2 và các chất dinh dưỡng khác. Để quá trình trao đổi diễn ra hiệu quả tốc độ lưu thông của mao mạch cũng giảm hẳn (giảm huyết áp). Đồng thời, mao mạch cũng chỉ có cấu tạo gồm duy nhất một lớp tế bào nội mô và giữa các tế bào còn bao gồm những lỗ nhỏ.

Tĩnh mạch

Áp lực máu tại tĩnh mạch thấp hơn động mạch

Huyết áp tại tĩnh mạch khá bé sau khi máu được di chuyển một cách chậm chạp từ mao mạch đổ vào. Máu thông qua các tiểu tĩnh mạch tụ về tĩnh mạch lớn và từ đó được dẫn ngược về tim.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm?

Lý do càng xa tim huyết áp càng giảm

Như những gì vừa tìm hiểu có thể thấy rằng, càng xa tim huyết áp lại càng giảm đi so với ban đầu là do hai nguyên nhân chính. Cụ thể là:

  • Sự ma sát giữa những phân tử máu với nhau trong quá trình di chuyển từ tim đến các cơ quan
  • Sự ma sát giữa những phân tử máu với thành mạch máu làm tốc độ lưu thông của máu chậm đi

Nói cách khác, vận tốc của máu khi chuyển động trong hệ thống mạch máu đã không được bảo toàn. Đó cũng là lý do tại sao việc đo huyết áp thường được thực hiện tại vị trí cánh tay hơn cổ tay. Bởi nó có chiều cao ngang tầm với tim và gần tim nhất cho phép người đo có được chỉ số chính xác hơn các vị trí khác.

Huyết áp tĩnh mạch nhỏ máu được dẫn về tim như thế nào?

Vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm?

So với động mạch, tĩnh mạch có chỉ số huyết áp khá thấp trong hệ thống mạch máu. Tuy nhiên, nhờ vào một số yếu tố khác nhau máu vẫn được dẫn về tim một cách dễ dàng. Sở dĩ thực hiện được điều đó là nhờ vào sức hút của tâm nhĩ khi co dãn, sức hút tại vị trí lồng ngực thông qua hít thở, sự co bóp của các cơ quanh thành mạch, các van tĩnh mạch,….

Huyết áp giảm khi xa tim có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?

Khi hiểu được vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm chúng ta có thể thấy rằng đây là một diễn biến tự nhiên trong quá trình tuần hoàn máu và không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe. Chỉ khi huyết áp bị giảm do thiếu hụt lượng máu cung cấp mới khiến cơ thể gặp phải những triệu chứng bất thường như chóng mặt, nhức đầu, choáng váng,…

Kết luận

Như vậy, vì sao càng xa tim huyết áp càng giảm? Huyết áp chỉ áp lực máu tạo ra trực tiếp khi tim bơm máu vào hệ thống mạch máu. Do sự ma sát giữa các phân tử máu với nhau và giữa các phân tử máu với thành mạch khiến huyết áp càng giảm khi xa tim. Để đảm bảo tình trạng huyết áp ổn định lâu dài, cần thường xuyên rèn luyện thể thao, ăn uống khoa học và bổ trợ thêm các sản phẩm từ thiên nhiên như APHARIN. Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm cùng với NESFACO.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button