Ảnh Hưởng Của Tiểu Đường Thai Kỳ Đến Thai Nhi Và Những Điều Cần Biết

Đái tháo đường thai kỳ là một trong những căn bệnh không hiếm gặp ở các mẹ bầu. bệnh gây ra những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Thậm chí, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ sơ sinh. Cùng NESFACO tìm hiểu những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi. Để có những biện pháp phòng tránh tiểu đường thai kỳ một cách tốt nhất nhé.

Mục lục bài viết

Đái tháo đường thai kỳ là gì? Có nguy hiểm không?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng bà bầu mang thai từ tuần thứ 24 – 28 có lượng đường trong máu cao hơn mức cho phép. Em bé trong bụng của các bà mẹ bị tiểu đường thì không bị mắc tiểu đường. Thông thường, lượng đường huyết tự cân đối sẽ không ảnh hưởng tới em bé. Tuy nhiên, trong vòng 4-6 tiếng đồng đồ sau sinh thì em bé rất dễ bị hiện tượng giảm đường huyết. 

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?
Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến thai nhi thế nào?

Do đó, sau khi sinh bé cần phải thường xuyên được kiểm tra, xét nghiệm đường huyết cho đến khi lượng đường huyết ổn định trong suốt 24 tiếng đầu tiên. Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi sẽ xảy ra nếu không được phát hiện sớm. Vì vậy, việc khám thai định kỳ và kiểm tra đường huyết thường xuyên rất quan trọng đối với cả mẹ và con.

Nguyên nhân của đái tháo đường thai kỳ là gì?

Vậy đái tháo đường thai kỳ xảy ra là do đâu? Thông thường, insulin được sản xuất ra để điều hòa lượng đường trong máu. Nhưng khi mang thai, nhau thai tiết ra các hormone khiến cho insulin sản xuất bị rối loạn. Lúc này, cơ thể phải hoạt động nhiều hơn để sản xuất ra nhiều insulin hơn, thậm chí nhiều gấp 2 lần. Từ đó xuất hiện hiện tượng đề kháng insulin.

Có thể không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể dẫn đến đường máu sẽ tăng cao gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Mặt khác, nếu mẹ bầu bị rơi vào tình trạng thừa cân, béo phì, mang thai khi tuổi cao,… thì cũng rất dễ bị bệnh đái tháo đường thai kỳ.

Nguyên nhân nào bệnh lý đái tháo đường thai kỳ?
Nguyên nhân nào bệnh lý đái tháo đường thai kỳ?

Dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ

Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu rất hay cảm thấy khát nước kèm đi tiểu nhiều. Bên cạnh đó. sẽ thấy hiện tượng vùng kín bị ngứa, khó chịu, lên nấm men,… Một số vết trầy xước thì rất khó lành. Có thể sụt cân bất thường không có nguyên nhân, cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, năng lượng.

>>> Đọc thêm: Tiểu Đường Thai Kỳ Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì, Mẹ Đã Biết?

Những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi

Ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi như thế nào?

Thai nhi bị hội chứng hạ đường huyết

Sau khi sinh, insulin tiếp tục được tuyến tụy của em bé sản xuất insulin để đáp ứng lượng đường dư thừa khi còn ở trong bụng mẹ. Lúc này, lượng đường trong máu của bé sẽ xuống thấp gây ra tình trạng hạ đường huyết. Nếu không được phát hiện kịp thời, bé có thể bị co giật dẫn đến hôn mê, não bị tổn thương.

Cần phải kiểm soát đường huyết trong quá trình mang thai
Cần phải kiểm soát đường huyết trong quá trình mang thai

Thai nhi phát triển to bất thường

Nếu không kiểm soát lượng đường trong máu của mẹ, thai nhi sẽ phát triển khá to. Do phải tăng tiết lượng insulin để tiêu thụ lượng đường này nên thai nhi phải dự trữ năng lượng dưới lớp mỡ của mình. Bé khi được sinh ra sẽ rất to, đến 4kg khi các mẹ bị bệnh tiểu đường. Vì vậy mà bác sĩ có thể dựa vào đó để nghi ngờ đến bệnh tiểu đường thai kỳ ngay cả khi đã được chẩn đoán là không có bệnh trước khi sinh.

>>> Có thể mẹ quan tâm: Giải Đáp Tiểu Đường Thai Kỳ Sinh Thường Hay Sinh Mổ?

Nguy cơ dị tật, tử vong

Mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì em bé còn gặp phải  nguy cơ dị tật hoặc tử vong. Như các dị tật bẩm sinh ở hệ tiết niệu, hệ thần kinh, tim mạch… Bé sẽ bị chậm phát triển hoặc giảm sự trưởng thành của phổi. Mặt khác, bé cũng có thể mắc phải hội chứng suy hô hấp do bị sinh non khi phổi chưa phát triển đầy đủ. Gây ra những biến chứng bất thường của cơ thể.

Nguy cơ dị tật ở trẻ khi mẹ bị tiểu đường trong khi mang thai
Nguy cơ dị tật ở trẻ khi mẹ bị tiểu đường trong khi mang thai

Nguy cơ béo phì, thừa cân

Nếu mẹ mang thai bị thừa cân và đái tháo đường, em bé sinh ra cũng có nguy cơ thừa cân gấp 3,5 lần so với những bé khác.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ để phòng tránh tiểu đường thai kỳ

Để phòng tránh được ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi, các mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nhờ đó mà lượng đường huyết hấp thụ vào cơ thể mới được ổn định.

Quan trọng nhất là các mẹ cần ăn sáng đầy đủ với các chất dinh dưỡng. Có thể kết hợp ăn sáng với các loại ngũ cốc nguyên hạt cùng một quả trứng luộc hoặc một hộp sữa chua. Chú ý uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế ăn tinh bột, các đồ ăn nhiều đường. Bởi trong các loại thức ăn này chứa nhiều carbohydrate sẽ làm đường máu tăng nhanh.

Ngoài ra, các mẹ nên ăn thật nhiều các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt… Kết hợp cùng các thực phẩm giàu protein như ức gà, thịt lợn nạc, bò nạc, trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa.

Lời kết

Như vậy, bạn đã biết được những ảnh hưởng của tiểu đường thai kỳ đến thai nhi qua những kiến thức về sức khoẻ trên đây. Hãy duy trì một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để bảo vệ cả mẹ lẫn bé nhé.

Để tư vấn giải pháp chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, vui lòng liên hệ qua:

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button