Bệnh máu khó đông hiếm gặp và không lây nhiễm, tuy nhiên đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế, khi phát hiện bản thân mắc chứng bệnh máu khó đông, người bệnh cần lưu ý tránh tham gia các hoạt động dễ gây tổn thương cũng như cẩn thận trong việc sử dụng thuốc. Cùng NESFACO tìm hiểu chi tiết hơn về bệnh để có hướng ứng phó thích hợp nhất.
Mục lục bài viết
Khái quát về bệnh máu khó đông
Khái niệm
Bệnh máu khó đông còn gọi với tên ưa chảy máu hay Hemophilia là bệnh mà người mắc phải sẽ bị chảy máu trong thời gian dài hoặc rất khó cầm máu khi gặp phải chấn thương. So với người bình thường, người mắc chứng máu khó đông thường bị thiếu mất yếu tố giúp đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu.
Đặc điểm của bệnh
Có thể nói, bệnh ưa chảy máu là căn bệnh hiếm thấy, là tình trạng rối loạn di truyền và việc điều trị thường không thể xử lý triệt để. Thông thường, mối đe dọa của bệnh hay xuất hiện lúc cơ thể bị chấn thương nặng hoặc xuất hiện tình trạng chảy máu sâu bên trong cơ thể.
Trong những tình huống nghiêm trọng, chứng máu khó đông có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Để khắc phục các triệu chứng của bệnh chỉ có thể liên tục bổ sung các yếu tố giúp đông máu để người bệnh có thể mau chóng đông máu ngay vị trí vết thương.
Nguyên nhân mắc bệnh máu khó đông
Bệnh ưa chảy máu không lây nhiễm nhưng có tính di truyền, do đó, khi sinh ra trong gia đình mắc chứng rối loạn máu khó đông, nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn người thường. Ngoài ra, bệnh có thể xảy ra ở một số người bị đột biến gen gây bệnh máu khó đông.
Bệnh máu khó đông nguy hiểm hay không?
Mắc phải chứng máu khó đông người bệnh dễ bị chảy máu chân răng, nướu răng. Nguy hiểm hơn bệnh còn dễ gây xuất huyết tiêu hóa, tiểu ra máu, mắc phải vết bầm trên cánh tay, cẳng chân, khuỷu tay,…Đặc biệt, tình trạng khó xử lý nhất của bệnh chính là gây chảy máu trong khớp. Nếu không xử lý kịp thời rất dễ dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp thậm chí làm khớp biến dạng, tàn tật,…Tại nước ta, số người mắc bệnh máu khó đông trên 6.200 người nhưng chỉ khoảng một nửa trong số đó được điều trị.
THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT TỪ NESFACO
- Ăn mặn có tác hại gì và có nên bỏ qua loại gia vị này khi chế biến?
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh xơ vữa mạch máu
Triệu chứng
Triệu chứng của người mắc chứng bệnh Hemophilia thường không giống nhau bởi còn phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt các yếu tố làm đông máu. Trong trường hợp nhẹ, người bệnh sẽ vẫn đông máu sau chấn thương hoặc phẫu thuật chỉ là hơi chậm hơn so với người bình thường. Nhưng khi cơ thể thiếu hụt các yếu tố giúp đông máu trầm trọng, chứng chảy máu tự phát rất có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Cụ thể:
- Chảy máu nhiều sau khi phẫu thuật mà không rõ nguyên nhân
- Xuất hiện các vết bầm với kích thước lớn hoặc sâu hơn bình thường
- Máu chảy nhiều và lâu sau khi tiêm vắc xin
- Hay chảy máu cam thậm chí xuất hiện máu trong nước tiểu và phân mà không rõ nguyên nhân
- Ở người cao tuổi, máu khó đông là một trong những yếu tố gây đau nhức
- Ở trẻ nhỏ, máu khó đông dễ gây quấy khóc
- Đặc biệt, chỉ một va chạm trên đầu gây sưng có thể không là vấn đề với người bình thường nhưng với người bị chứng máu khó đông có thể gây ra hiện tượng chảy máu vào não, đau đầu kéo dài, co giật thậm chí tử vong.
Cách trị bệnh máu khó đông
Như đã trình bày, bệnh ưa chảy máu chưa có giải pháp chữa trị dứt điểm. Người mắc phải cần áp dụng phương pháp bổ sung yếu tố đông máu để điều trị suốt đời. Có thể nói, bệnh máu khó đông thường được phát hiện thông qua xét nghiệm hoặc trong các tình huống tổn thương thực tế.
Để khắc phục chứng máu khó đông, giải pháp được áp dụng hiện nay chính là bổ sung thêm yếu tố giúp đông máu mà người bệnh đang thiếu hụt. Đối với hướng đi này, bệnh nhân có thể được cải thiện bằng cách nhận máu được truyền từ người khác hoặc áp dụng một số giải pháp sau để bổ sung yếu tố đông máu tái tổ hợp:
- Sử dụng thuốc chống tiêu sợi huyết.
- Keo dán sinh học
- Vật lý trị liệu
- Sơ cứu cho vết cắt nhỏ.
- Tiêm chủng
Cách hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh
Để tránh chảy máu quá nhiều và bảo vệ khớp của người bệnh:
- Tăng cường luyện tập thể thao để tăng cường sức khỏe cơ bắp, xương khớp nhưng nên chọn môn thể thao an toàn, tránh gây tổn thương.
- Tránh tuyệt đối việc sử dụng các sản phẩm thuốc giảm đau hay thuốc có công dụng làm loãng máu.
- Vệ sinh răng miệng đầy đủ để hạn chế tối đa nguy cơ nhổ răng bởi có thể gây chảy máu nhiều.
- …
Lời kết
Nói tóm lại, bệnh máu khó đông không quá nguy hiểm cho cộng đồng bởi không có tính lây nhiễm. Tuy nhiên, người mắc bệnh không nên chủ quan, cần xử lý tốt những tổn thương. Trong trường hợp không cầm máu được cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ tránh gây mất máu quá nhiều. Ngoài ra, thói quen vận động hàng ngày cần tránh va chạm gây thương tổn có hại cho sức khỏe.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com