Cách Cầm Máu Vết Thương Sâu Hiệu Quả

Những vết thương sâu có thể gây mất máu cấp. Nếu không được cấp cứu kịp thời nó có thể khiến cơ thể dối diện với những tình trạng nguy hiểm như sốc mất máu, suy tạng, thậm chí là nhiễm trùng, tử vong. Chính vì vậy cách cầm máu vết thương sâu là kỹ năng mọi người nên trang bị cho mình. Ondinhtieuduong.com sẽ giúp bạn tìm hiểu điều đó trong bài viết này của chúng tôi.

Mục lục bài viết

1. Cách cầm máu vết thương sâu và chăm sóc vết thương hiệu quả

Với những vết thương nông, máu thường ngừng chảy sau một lúc. Với vết thương sâu thì khác, nếu không thực hiện cầm máu, bạn sẽ mất rất nhiều máu.

Dưới đây là những bước đơn giản để cầm máu.

1.1. Nâng cao vùng cơ thể có vết thương

Điều đầu tiên cần làm là nâng cao vùng cơ thể có vết thương
Điều đầu tiên cần làm là nâng cao vùng cơ thể có vết thương

Ngay lập tức, bạn hãy nhanh chóng nâng cao phần cơ thể lên. Hãy đảm bảo rằng nó ở vị trí cao hơn tim để giảm tốc độ tuần hoàn máu về khu vực đó. Điều này sẽ giúp giảm mất máu trong khi chờ sơ cứu.

>> Xem thêm: Ăn gì bổ máu và tốt cho cơ thể?

1.2. Rửa tay thật sạch

Điều đầu tiên bạn cần làm chính là rửa tay sạch với nước và xà phòng chuyên dụng. Nếu có dung dịch sát khuẩn, hãy làm sạch đôi tay bằng dung dịch đó. Điều này giúp bạn ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra. Sau khi tay khô, hãy đeo găng tay cao su dùng 1 lần để thực hiện sơ cứu.

1.3. Cách cầm máu vết thương sâu

Dùng gạc sạch hoặc một miếng vải sạch nhẹ nhàng đắp lên vết thương. Đồng thời nhẹ nhàng tác động lực ép trực tiếp lên đó để cầm máu. Nếu vết thương chảy máu quá nhiều nhưng bạn không có băng gạc hay vải sạch, hãy dùng tay ấn mạnh để ép vết thương nhằm giảm lượng máu chảy ra ngoài.

Bạn cần tác động lực ép để ngăn máu chảy
Bạn cần tác động lực ép để ngăn máu chảy

TRong trường hợp vết thương nghiêm trọng, cần sử dụng garo buộc ở ngay trên vết thương. Từ đó, ngăn máu chảy xuống và mất đi thông qua vết thương hở. Với tình trạng này, cần nhanh chóng đưa người bị thương đi cấp cứu ngay lập tức.

>>> Xem thêm: Thiếu máu não có nguy hiểm không và những điều bạn cần biết.

1.4 Làm sạch vết thương

Lúc này, bạn hãy dùng nước muối để rửa sạch vết thương, sau đó nhẹ nhàng dùng khăn mềm lau sạch. Nếu trên vết thương có dị vật, dùng nhíp gắp chúng ra ngoài để tránh làm chấn thương nghiêm trọng hơn.

Với trường hợp chấn thương xuất hiện do dị vật đâm sâu vào cơ thể, hãy để nguyên. Tuyệt đối không rút dị vật ra mà hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Việc rút dị vật ra có thể gây mất máu cấp, khiến bệnh nhân bị sốc nhanh chóng.

1.5. Thoa kháng sinh

Đối với những vết thương nhỏ, bạn chỉ cần thoa lên bề mặt vết thương một lớp mỡ kháng sinh. Chỉ một lớp mỏng là đủ bảo vệ cơ thể bạn khỏi các tác nhân nhiễm trùng. 

Sử dụng các dung dịch cần thiết để làm sạch vết thương
Sử dụng các dung dịch cần thiết để làm sạch vết thương

Với những vết thương nặng hơn, bạn sử dụng băng gạc thấm thuốc đỏ để chống nhiễm trùng. Sau đó, bạn có thể dùng nhiều miếng gạc khác nhau đắp lên miệng vết thương để loại bỏ vi khuẩn và các tác nhân gây hại.

1.6. Băng kín vết thương

Sau khi thực hiện những việc trên, bạn hãy dùng băng gạc để băng kín vết thương. Từ đó, cầm máu triệt để và ngăn ngừa bụi bẩn, vi khuẩn tấn công vết thương.

Tuy nhiên, cần điều chỉnh dây băng bó cẩn thận. Nếu không nó có thể ngăn việc lưu thông máu ở người bệnh và khiến vùng cơ thể phía dưới gặp nhiều vấn đề.

>> Sử dụng Bepharin – giải pháp vàng dành cho người bệnh tiểu đường.

2. Có cần đi bệnh viện khi xuất hiện vết thương sâu?

Nhiều người thường khá chủ quan và không đi bệnh viện khi xuất hiện những vết thương sâu trên cơ thể. Đây thực sự là một sai lầm vì nó có thể để lại nhiều mối họa cho cơ thể.

Với những vết thương nghiêm trọng, bạn nên nhanh chóng đi đến gặp bác sĩ. Từ đó, nắm bắt tình trạng cũng như thực hiện những biện pháp cấp cứu cần thiết.

Với những vết thương nguy hiểm, bạn cần được chăm sóc bởi bác sĩ chuyên khoa
Với những vết thương nguy hiểm, bạn cần được chăm sóc bởi bác sĩ chuyên khoa

Đặc biệt, bác sĩ cũng sẽ tiến hành đánh giá xem vết thương có nguy cơ nhiễm trùng cao không, có cần tiêm phòng uống ván hay những bệnh liên quan không. Từ đó, hạn chế nguy hiểm có thể gặp phải đối với người bệnh.

Chính vì vậy, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để được cấp cứu. Trong trường hợp tự băng bó và chăm sóc vết thương tại nhà, bạn cần theo dõi thật cẩn thận. Từ đó, nắm bắt được những chuyển biến xấu và thực hiện điều trị nhanh nhất.

>>> Nhiễm trùng máu có chữa được không và những điều bạn nên lưu ý.

3. Lời kết

Hy vọng bạn đã hiểu được cách chăm sóc vết thương sâu
Hy vọng bạn đã hiểu được cách chăm sóc vết thương sâu

Như vậy, bạn đã có được những thông tin cần thiết về cách cầm máu vết thương sâu. Hy vọng thông tin này hữu ích với bạn. Nếu còn điều gì băn khoăn, đừng quên gọi ngay cho Nesfaco – Ondinhtieuduong.com để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button