Có những loại mạch máu nào? Cấu tạo và chức năng của của mạch máu?

Hệ thống mạch máu có chức năng rất quan trọng trong hệ tuần hoàn và là một phần không thể thiếu của sự sống. Đúng vậy, nhờ mạch máu, các tế bào được cung cấp kịp thời và đầy đủ nước, oxy cũng như các chất dinh dưỡng. Cùng NESFACO tìm hiểu xem có những loại mạch máu nào và chức năng chính của chúng là gì thông qua nội dung sau.

Mục lục bài viết

Khái quát về mạch máu

CÓ NHỮNG LOẠI MẠCH MÁU NÀO?
Hệ thống mạch máu là thành phần không thể thiếu của sự sống

Mạch máu bao gồm nhiều loại khác nhau về kích thước, chức năng và hợp thành một hệ thống kín giúp dẫn máu từ tim đến các cơ quan và từ các cơ quan trở về tim. Cụ thể, bao gồm ba loại mạch máu chính là động mạch, mao mạch và tĩnh mạch. Các mạch phối hợp nhịp nhàng trong một hệ thống kín giúp quá trình trao đổi chất diễn ra thuận lợi.

Có những loại mạch máu nào?

Để hiểu hơn về cấu trúc mạch máu, chúng ta cần nắm bắt được những kiến thức tổng quát sau về các loại mạch.

Động mạch

Có thể ví hệ thống mạch máu như phần rễ của cây. Ban đầu động mạch chủ sẽ có kích thước to nhất sau đó phân thành nhiều nhánh với kích thước nhỏ dần gọi là tiểu động mạch. Càng di chuyển xa tim, thiết diện mạch máu sau theo quy luật sẽ nhỏ hơn so với thiết diện mạch máu trước nhưng quy cho cùng tổng thiết diện của hệ thống mạch sẽ tăng.

Có những loại mạch máu nào? Động mạch, mao mạch và tĩnh mạch

Máu được truyền từ tim đến động mạch chủ sau đó di chuyển qua tiểu động mạch và đi vào các mô kế đến là mao mạch. Như vậy, chức năng chính của động mạch là vận chuyển máu từ tim đến các mô. Máu được bơm từ tim tống đi với lực lớn vì vậy, để đảm nhận được trách nhiệm, cấu tạo của động mạch thường rắn chắc và cứng cáp hơn so với mao mạch, tĩnh mạch. Cụ thể, thành động mạch khỏe, dày, được phân thành tổng cộng 3 lớp như sau:

  • Lớp trong: hay còn gọi là lớp nội mạc thường được cấu tạo bởi những tế bào nội mô dẹt. Lớp trong nằm tại vị trí trong cùng, tiếp nối với lớp đàn hồi trong và tiếp xúc trực tiếp với máu.
  • Lớp giữa: hay lớp áo giữa thường là lớp dày nhất được cấu tạo bởi tế bào cơ trơn cùng những sợi đàn hồi.
  • Lớp ngoài: được tạo thành từ những liên kết sợi mà chủ yếu là sợi collagen cùng sợi đàn hồi. Chức năng chính của lớp ngoài là nâng đỡ và bảo vệ mạch máu.

Tĩnh mạch

Tĩnh mạch phụ trách dẫn máu từ các cơ quan về tim

Trái ngược với động mạch, tĩnh mạch bắt nguồn từ mao mạch, là điểm tập trung máu từ các mao mạch và có vai trò vận chuyển máu kém dưỡng khí từ mô trở lại tim. Trong hệ thống mạch máu, tĩnh mạch có dưỡng khí cao nhất tập trung vào tĩnh mạch rốn và tĩnh mạch phổi. Trong thực tế, người ta còn gọi tĩnh mạch là ven, tuy không có thành dày như động mạch nhưng cấu trúc của tĩnh mạch cũng bao gồm 3 lớp: lớp trong, lớp giữa, lớp ngoài.

Tĩnh mạch có dạng hình ống với lớp cấu tạo ngoài cùng là collagen và những vòng cơ trơn, khi chứa dưỡng chất sẽ phồng khi không chứa dưỡng chất sẽ quay về trạng thái xẹp xuống. Bên cạnh đó, lớp áo trong là các nội mô tế bào có thêm các van là những nếp chập đôi để giúp máu chảy theo một chiều nhất định. So với động mạch, tĩnh mạch có thể di dịch tương đối tùy theo cơ thể chứ không cố định một vị trí. Lớp ngoài mạch cũng tương tự động mạch được tạo thành từ sợi collagen và vòng cơ trơn.

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

Mao mạch

Mao mạch phân thành hai loại là mao mạch máu và mao mạch bạch huyết:

Mao mạch máu

Mao mạch là do các tiểu động mạch phân nhánh tạo thành. Chúng là cầu nối giữa động mạch và tĩnh mạch, là những mạch máu rất nhỏ dài và mỏng với độ dày khoảng 0,5 µm tạo thành một lớp tế bào nội mô. Ngay đầu mao mạch có vòng tiền mao mạch nhằm kiểm soát lượng máu đi vào mao mạch.

Giữa những tế bào mao mạch có các lỗ nhỏ với đường kính từ 6nm đến 7nm để tăng cường khả năng trao đổi chất. Bên cạnh đó, trong tế bào nội mô còn chứa các bọc ẩm bào hỗ trợ quá trình trao đổi chất. Trong cấu tạo mạch máu, có đến gần 10.000 triệu mao mạch tại nhiều vị trí khác nhau.

Mao mạch bạch huyết

Mao mạch là nơi diễn ra quá trình trao đổi chất

Vai trò chính của những mao mạch bạch huyết là khả năng duy trì cân bằng thể dịch, biến lượng máu bị thoát ra từ mao mạch trở thành bạch huyết. Các mao bạch huyết xuất hiện tại hầu hết các mô trừ tủy xương, thần kinh trung ương, sụn, biểu bì, giác mạc. So với mao mạch máu, mao mạch bạch huyết không bao gồm lớp màng nền cũng như các tế bào biểu mô đơn giản nhưng khả năng thẩm thấu lại cao hơn và có khuynh hướng hoạt động như van mở một chiều.

Lời kết

Như vậy, cơ thể có những loại mạch máu nào? Dựa theo cấu tạo mạch máu có thể thấy rằng mạch máu chia thành 3 loại chính bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Trong đó, mỗi loại sẽ có kích thước và cấu tạo khác nhau để đảm nhận nhiệm vụ tương ứng. Mạch có vai trò quan trọng nhất là các động mạch chủ, tổn thương động mạch chủ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, trong khi mao mạch ít quan trọng hơn nhưng vẫn là nơi trực tiếp diễn ra quá trình trao đổi chất nên không thể xem nhẹ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button