Trái tim có nhiệm vụ bơm máu liên tục đến các cơ quan để nuôi dưỡng và duy trì hoạt động sống của cơ thể. Mỗi ngày tim đập trung bình khoảng 100.000 lần và bơm ra khoảng hơn 7.500 lít máu. Tuy nhiên một số người có thể bị rối loạn nhịp tim dẫn đến sự chênh lệch của các thông số này. Vậy bạn có biết những dấu hiệu rối loạn nhịp tim thường gặp nhất là gì? Bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu thông tin cụ thể về vấn đề này nhé.
Mục lục bài viết
Rối loạn nhịp tim là như thế nào?
Trên thực tế, nhịp tim chuẩn của cơ thể con người sẽ có sự khác nhau tùy thuộc vào thể trạng, giới tính, độ tuổi. Đối với người thành nhịp tim chuẩn sẽ dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/phút. Đối với các vận động viên chuyên nghiệp, người tập luyện thể thao thường xuyên, nhịp tim thường nằm trong khoảng 40 – 50 nhịp/phút. Ở những người tuổi cao trên 60, nhịp tim từ 60 – 80 nhịp/phút.
Khi bạn bị rối loạn nhịp tim thì tần số này sẽ có sự thay đổi bất thường: quá nhanh, quá chậm hoặc quá sớm không theo quy luật. Chứng bệnh này có thể xảy ra khi các xung động điện trong tim không hoạt động bình thường. Nó sẽ được đặt tên và phân loại dựa trên tần số nhanh hay chậm, vị trí và các triệu chứng.
Các dấu hiệu rối loạn nhịp tim điển hình
Thông thường rối loạn nhịp tim không gây nên triệu chứng. Trường hợp tim đập quá chậm người bệnh có thể cảm thấy quá chậm, người bệnh có thể bị. Còn khi nhịp tim quá nhanh, buồng tâm thất không đủ thời gian giãn ra để đổ đầy máu, các triệu chứng trên cũng sẽ xuất hiện. Cùng với đó là một số dấu hiệu rối loạn nhịp tim điển hình như:
- Hồi hộp, đánh trống ngực: Là cảm giác tim đập mạnh hoặc tim bị ngưng vài giây, đôi khi nó lại giống như người bị đấm vào ngực. Nó có thể xuất hiện ngay cả khi trái tim đang làm việc bình thường.
- Tim đập nhanh bất thường: Người bệnh thấy tim đập nhanh bất thường, điều này sẽ phát hiện nhanh hơn khi đi khám bệnh tại cơ sở y tế.
- Mệt và cảm giác khó thở: Đây là một trong những biểu hiện điển hình của chứng rối loạn nhịp tim, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt.
- Đau ngực: Là dấu hiệu nguy hiểm của chứng rối loạn nhịp tim. Nó thường xuất hiện khi cơ thể bạn đang tiềm ẩn một số bệnh lý tim mạch khác như: bệnh mạch vành, hẹp van động mạch chủ khít…
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhịp tim
Các nghiên cứu cho thấy, tình trạng nhịp tim nhanh, chậm bất thường có thể do ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hoặc bắt nguồn từ bệnh lý. Một số nguyên nhân dẫn đến dấu hiệu rối loạn nhịp tim đáng chú ý gồm:
Đời sống sinh hoạt, tuổi tác
- Bạn bị căng thẳng, lo sợ, xúc động mạnh hoặc trầm cảm, sốt.
- Sử dụng các chất kích thích như caffeine, rượu, nicotine, cocaine.
- Tác dụng phụ của các loại thuốc tây hay do sự thay đổi nội tiết tố, mang thai, tiền mãn kinh ở phụ nữ.
- Nhịp tim rối loạn do sự nhạy cảm với các loại thức ăn quá nhiều đường, chất béo, tinh bột, muối, nitrat…
Ảnh hưởng của các bệnh lý tiềm ẩn
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, rối loạn nhịp tim cũng là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm đang tiềm ẩn trong cơ thể. Chẳng hạn như: tim mạch bẩm sinh hay thứ phát, rối loạn nhịp tim, cường giáp, huyết áp thấp, mất cân bằng điện giải, bệnh phổi, tiểu đường… Những bệnh lý này nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Làm thế nào khi bị rối loạn nhịp tim?
Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch cho biết, rối loạn nhịp tim có thể gây nên các biến chứng như: ngất, ngưng tim, đột quỵ, suy tim, thậm chí tử vong đối với người cao tuổi. Do đó, nếu tình trạng tim đập nhanh, chậm thường xuyên xảy ra bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ bệnh và đưa ra phương án chữa trị hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Người bệnh cũng cần thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như: rau xanh, trái cây, các loại hạt, ngũ cốc, cá giàu omega-3… Tuyệt đối không nên sử dụng các đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn, trứng, sữa béo và mỡ động vật.
Bạn nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục nhẹ nhàng với các bộ môn như: đi bộ, chạy bộ, yoga nhằm cải thiện sức khỏe tim mạch. Cân bằng điện giải và đảm bảo sự ổn định cho nồng độ các chất K+, Ca2+, Na+, Mg2+ trong cơ thể. Từ bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể.
Lời kết
Hy vọng những thông tin mà ondinhtieuduong.com chia sẻ trong bài viết có thể giúp các bạn nắm vững các dấu hiệu rối loạn nhịp tim. Chứng bệnh này không chỉ gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày mà còn làm giảm sút sức khỏe về lâu dài. Vì vậy ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường như trên bạn hãy đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com