Một trong những hormone thiết yếu để tạo nên hồng cầu trong tủy xương từ mô dòng hồng cầu đó chính là Erythropoietin. Đây là hormone chủ yếu do thận sản sinh ra. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiểu rõ được Erythropoietin là gì. Trong bài viết sau, ondinhtieuduong.com sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!
Mục lục bài viết
Erythropoietin là gì?
Nếu bạn đang thắc mắc Erythropoietin là gì thì chúng tôi xin được chia sẻ đến bạn rằng Erythropoietin là hormone có tác dụng rất lớn trong quá trình tái tạo hồng cầu do thận sản xuất ra. Erythropoietin hoạt động dưới cơ chế tái tổ hợp beta và alpha. Vậy nên hormone này thường được chỉ định cho những bệnh nhân chạy thận nhân tạo hoặc bệnh nhân bị bệnh thận không chạy thận nhân tạo để điều trị thiếu máu. Ngoài ra, Erythropoietin còn được dùng cho:
- Người bị HIV thiếu máu do zidovudine.
- Bệnh nhân bị thiếu máu do điều trị bệnh bằng hóa trị ức chế tủy.
- Bệnh nhân trải qua phẫu thuật, không phẫu thuật bị giảm truyền RBC allogeneic.
Bên cạnh đó, Erythropoietin cũng được khuyến cáo chống chỉ định cho những người quá mẫn với các sản phẩm bào chế từ động vật có vú, mẫn cảm với mẫn với albumin và tăng huyết áp không kiểm soát.
Erythropoietin có thể gây ra những tác dụng phụ nào?
Mặc dù có hiệu quả điều trị bệnh cao nhưng nếu không tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ, Erythropoietin có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Một trong những số đó chúng ta có thể kể đến như:
Gây mẩn ngứa, tán huyết, sốt
Erythropoietin có công dụng rất lớn trong việc tái tạo hồng cầu, tăng cường oxy trong máu. Tuy nhiên, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho mạch máu bị tắc nghẽn và gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Vậy nên, những người lạm dụng Erythropoietin trong thời gian dài sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn, nổi mẩn ngứa, tán huyết, nhiễm khuẩn gan,…
Làm to các đầu chi, yếu cơ
Khi Erythropoietin đi vào trong cơ thể, chúng sẽ kích thích quá trình sản sinh và tăng trưởng hormone tiết tố. Từ đó giúp tăng cường sự dẻo dai cũng như sức bền cho cơ bắp. Tuy nhiên, khi lạm dụng thì nó sẽ khiến cho các đầu ngón chân, ngón tay bị phình to, cơ bắp bị suy yếu và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao.
Gây biến đổi hoặc rối loạn hormone giới tính
Theo các nghiên cứu y khoa gần đây cho thấy, khi sử dụng Erythropoietin trong thời gian dài sẽ khiến cho hormone giới tính bị biến đổi hoặc rối loạn. Cụ thể là nếu sử dụng cho nữ giới thì giọng nói sẽ trở nên trầm hơn, kinh nguyệt rối loạn, nổi mụn, mọc râu… Còn khi sử dụng cho nam thì chất lượng tinh dịch giảm sút, teo tinh hoàn, liệt dương,…
Khiến cho khối u phát triển mạnh mẽ
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng Erythropoietin sẽ làm cho khối u ác tính ngày càng phát triển mạnh mẽ. Vậy nên, bệnh nhân ung thư bắt buộc phải ngưng sử dụng Erythropoietin sau khi đợt xạ trị kết thúc.
Gây hội chứng run rẩy
Mặc dù Erythropoietin có công dụng là giúp cơ thể bền bỉ, tăng cường sự dẻo dai nhưng khi sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến có thể gặp phải hội chứng tay chân run rẩy, hồi hộp , suy nhược cơ thể, mất ngủ, khó ngủ,…
Gây ung thư gan và suy tim thận
Nếu lạm dụng Erythropoietin sẽ khiến cho có thể gặp phải tình trạng tích trữ muối. Về lâu dài sẽ khiến có các cơ quan nội tạng bị tổn thương và suy giảm chức năng. Từ đó, tính mạng của con người sẽ bị đe dọa bởi các căn bệnh như: Ung thư gan, suy gan, suy thận,…
Mặt khác, Erythropoietin có thể khiến cho nguy cơ tĩnh mạch có các cục máu đông tăng cao khi lạm dụng. Từ đó, khiến có thể dễ mắc phải nhiều tình trạng nguy hiểm như: Tê, đau đột ngột ở cánh tay, mặt, chân, ngực,… Thậm chí là dẫn đến đột quỵ, đau tim, suy tim và tử vong.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng Erythropoietin
Không lạm dụng Erythropoietin cho những bệnh nhân bị ung thư. Bởi Erythropoietin sẽ làm cho khối u ác tính ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn. Còn nếu như buộc phải sử dụng cho những bệnh nhân này thì sau khi hóa trị kết thúc cần phải ngừng lại ngay.
Căn cứ vào số lượng tế bào máu của mỗi bệnh nhân để quyết định liều lượng Erythropoietin sử dụng. Tùy thuộc vào thể trạng, nhu cầu của bệnh nhân mà liều dùng sẽ có những sự thay đổi cho phù hợp.
Tham khảo ý kiến bác sĩ thật kỹ trước khi sử dụng Erythropoietin cho bệnh nhân bị huyết áp cao, mắc bệnh tim mạch, co giật, mắc các bệnh gây ra bởi sự thiếu hụt enzyme, dị ứng với epoetin alfa, phụ nữ đang cho cho bú hoặc đang mang thai…
Lời kết
Mong rằng qua những thông tin được ondinhtieuduong.com chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Erythropoietin là gì cũng như một số một số tác dụng phụ khi sử dụng Erythropoietin quá hàm lượng quy định.
Mặc dù, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe con người nhưng khi lạ dụng Erythropoietin cũng sẽ khiến cho sức khỏe, tính mạng con người bị ảnh hưởng. Vậy nên, trước khi sử dụng bạn nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến các chuyên gia y tế cho thật kỹ lưỡng để tránh những phản ứng không mong muốn xảy ra nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com