Hình ảnh giải phẫu xương khớp gối như thế nào?

Khớp gối được biết đến là một phần cấu tạo của chi dưới và là khớp lớn nhất trong cơ thể. Nhưng bộ phận này lại rất dễ bị tổn thương bởi các lực tác động bên ngoài. Cho nên, hình ảnh giải phẫu xương khớp gối là điều quan trọng. Bài viết dưới đây của NESFACO sẽ giúp bạn tìm hiểu.

Mục lục bài viết

Một số bệnh lý thường gặp liên quan khớp gối

Với hình ảnh giải phẫu xương khớp gối, bạn sẽ thấy trong đầu gối có nhiều cấu trúc liên quan đến nhau. Cho nên thường có rất nhiều vấn đề sẽ xảy ra ở khớp gối. Một số bệnh thường thấy như:

  • Thoái hóa khớp gối do lão hóa và hao mòn sụn khớp gây ra với các triệu chứng phổ biến gồm sưng, đau đầu gối và cứng khớp
  • Tràn dịch khớp gối: chất lỏng bên trong bao hoạt dịch tràn ra ngoài do viêm khớp, chấn thương hoặc ngoại lực tác động lên đầu gối.
  • Chấn thương dây chằng chéo trước hoặc sau có thể gây đau và đầu gối sẽ bị mất sự ổn định
  • Chấn thương dây chằng trung gian dẫn đến mất ổn định bên trong của đầu gối
  • Trật xương bánh chè dẫn đến các cơn đau ở đầu gối và gây khó khăn khi di chuyển
  • Viêm gân xương bánh chè thường xuất hiện ở những người vận động viên nhảy xa hoặc các môn thể thao sử dụng khớp gối liên tục
  • Viêm khớp gối gây đau, sưng ở đầu gối do chấn thương hoặc lạm dụng đầu gối
  • Viêm khớp dạng thấp là một tình trạng tự miễn có thể dẫn đến viêm ở bất cứ khớp nào gồm cả khớp gối
  • Bệnh Gout là một dạng viêm khớp do có sự tích tụ các tinh thể axit uric trong khớp, bệnh có ảnh hưởng đến đầu gối và dẫn đến các cơn đau dữ dội
Nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến xương khớp gối
Nhiều bệnh lý khác nhau liên quan đến xương khớp gối

Phương pháp điều trị về xương khớp gối

Khi được xem xét các hình ảnh giải phẫu xương khớp gối, bạn sẽ được tư vấn các phương pháp trị bệnh thích hợp. Ví dụ như:

Sơ cứu các chấn thương đầu gối

Đối với các chấn thương nặng mà nghi ngờ bị trật khớp, gãy xương hoặc có vết thương hở kèm theo thì bạn tuyệt đối không được tự ý kéo nắn khớp. Nếu là vết thương hở thì có thể dùng gạc hoặc vải sạch, ép vào miệng vết thương để cầm máu.

Bạn tuyệt đối không được đắp các loại lá, thuốc lào… vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Không tự ý vận chuyển người bệnh, cần gọi trợ giúp y tế để đưa bệnh nhân đến cơ sở khám chữa bệnh gần nhất.

Cần có biện pháp sơ cứu chấn thương khớp gối
Cần có biện pháp sơ cứu chấn thương khớp gối

Còn nếu vết thương không quá đau đớn, có thể tự cử động một phần khớp nhưng khó khăn khi đi lại thì cần cố định khớp gối cho bệnh nhân. Bạn có thể dùng nẹp gỗ hoặc các loại nẹp chuyên dụng để cố định khớp gối. Sau đó đưa người bệnh đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám cụ thể.

Xem thêm

Điều trị không phẫu thuật

Với người bị tổn thương ở mức độ nhẹ hoặc người có tuổi và cường độ vận động thấp thì có thể điều trị bằng phương pháp RICE. Ngoài ra, kết hợp với đai cố định, nẹp để cố định giúp bảo vệ đầu gối khỏi tình trạng mất vững.

Bên cạnh đó, biện pháp phục hồi chức năng – vật lý trị liệu cũng là biện pháp thường được áp dụng. Phương pháp này giúp tăng cường sức mạnh các cơ ở chân, hỗ trợ phục hồi tốt hơn chức năng vận động của đầu gối sau chấn thương.

Hình ảnh giải phẫu xương khớp gối để phẫu thuật
Hình ảnh giải phẫu xương khớp gối để phẫu thuật

Phẫu thuật

Với những người bệnh ở cấp độ nặng thì thường được bác sĩ xem xét và yêu cầu thực hiện phẫu thuật. Tùy theo các tổn thương khác nhau mà sẽ có các biện pháp phẫu thuật khác nhau. Bác sĩ sẽ căn cứ theo tình trạng tổn thương của bệnh nhân để chỉ định phương pháp phẫu thuật thích hợp.

Các xét nghiệm và thói quen liên quan đến khớp gối

Bạn có thể nhìn thấy hình ảnh giải phẫu xương khớp gối thông qua các xét nghiệm cơ bản như:

  • X quang khớp gối: giúp bạn theo dõi được rất nhiều thông tin về hệ xương, đôi khi là gân
  • MRI: chẩn đoán hình ảnh rất rõ ràng, giúp phát hiện và chẩn đoán các bệnh lý về sụn, gân, cơ một cách chính xác
  • Chọc dịch khớp gối: phương pháp dung kim đưa vào khớp gối và rút dịch ra để xét nghiệm nhất là khi có viêm khớp nhiễm trùng.
Vận động nhẹ nhàng cho đầu gối
Vận động nhẹ nhàng cho đầu gối

Ngoài ra, bạn cũng nên bảo vệ đầu gối của mình để phòng ngừa trước các bệnh ở vùng gối. Đầu tiên chính là xây dựng cho mình một lối sinh hoạt lành mạnh. Bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ sau đây:

  • Trong chế độ ăn uống hàng ngày bổ sung thêm nhiều dưỡng chất từ vitamin D, canxi và khoáng chất
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày nhằm tăng cường sức khỏe, xương khớp dẻo dai, cơ bắp mạnh mẽ.
  • Trước khi vận động thể thao thì cần khởi động làm ấm cơ thể và có các bài tập làm nguội cơ thể sau khi chơi
  • Các môn thể thao phù hợp với người bệnh khớp gối như: bơi lội, đạp xe đạp tĩnh
  • Kiểm soát cân nặng hợp lí, tránh thừa cân béo phì làm quá tải lên đầu gối, nếu bị thừa cân – béo phì cần được tư vấn và điều trị giảm cân
  • Phát hiện điều trị chỉnh hình sớm các dị tật khớp (lệch trục khớp, khớp gối vẹo trong, vẹo ngoài)

Qua các hình ảnh giải phẫu xương khớp gối trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn và chăm sóc tốt cho sức khỏe của mình nhé.

Hãy liên hệ để được tư vấn

Công Ty Cổ Phần NESFACO

  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button