Hồng cầu là một trong những thành phần quan trọng trong máu, đảm nhiệm chức năng vận chuyển cung cấp oxy nuôi sống cơ thể người. Và tất nhiên, số lượng hồng cầu trong máu cần phải luôn duy trì ở mức đầy đủ mới đáp ứng trọn vẹn các hoạt động tuần hoàn cho con người. Vậy bạn đã thực hiểu hồng cầu là gì hay chưa? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được ondinhtieuduong.com giải đáp tất tần tật trong bài viết bên dưới. Cùng chúng tôi xem ngay nhé!
Mục lục bài viết
Hồng cầu là gì?
Bạn có biết rằng, máu trong cơ thể chúng ta tồn tại ở dạng mô lỏng được cấu tạo chủ yếu bởi tế bào và huyết tương. Trong đó, huyết tương được tạo thành bởi sự đông máu, nội tiết tố, muối, nước, kháng thể hay protein. Còn tế bào chính là sự kết hợp giữa tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu.
Theo wikipedia, hồng cầu (hay gọi là hồng huyết cầu) là các tế bào không có nhân, chứa huyết sắc tố màu đỏ và chiếm số lượng nhiều trong máu, nên đây cũng là một trong những nguyên nhân vì sao máu của chúng ta có màu đỏ.
Thành phần chủ yếu trong hồng cầu là hemoglobin (HB), một hợp chất bổ trợ cho hồng cầu hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển oxy đi nuôi cơ thể.Ngoài ra, trên chặn đường vận chuyển hồng cầu tiếp thu các chất thải, khí cacbonic từ các mô, sau đó đem trở về phổi để đào thải ra bên ngoài.
Khi soi dưới kính hiển vi, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng hồng cầu tồn tại ở dạng hình đĩa lõm hai mặt, và kích thước hồng cầu khá nhỏ, không thể nào quan sát bằng mắt thường. Hình dạng này giúp hồng cầu có được bề mặt tiếp xúc tốt hơn, kích thích sự khuếch tán oxy.
Đặc điểm của hồng cầu
Hồng cầu được sinh ra từ tủy của xương, phải trải qua nhiều giai đoạn “gian truân” mới được công nhận là “một hồng cầu trưởng thành”. Vòng đời của hồng cầu tồn tại vỏn vẹn chỉ từ 90 đến 120 ngày, sau đó nó sẽ bị tiêu hủy bởi sự tác động của gan và lá lách.
Trung bình mỗi ngày cơ thể chúng ta có khoảng 200 đến 400 tỷ hồng cầu “già nua” chết đi. Và tất nhiên, sự mất đi của tế bào già sẽ được sản sinh thêm hàng loạt hồng cầu mới thay thế nhiệm vụ của tế bào đã chết.
XEM THÊM:
- Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh xơ vữa mạch máu
- Phình tách thành động mạch chủ có nguy hiểm hay không?
Chỉ số hồng cầu bao nhiêu là bình thường?
Ở cơ thể của một người bình thường, số lượng hồng cầu ngoại vị có sự khác nhau ở giới tính cụ thể như sau: sẽ dao động theo từng giới như sau:
- Ở nam giới: 5.400.000 ± 300.000 /mm3.
- Ở nữ giới: 4.700.000 ± 300.000/mm3.
Theo báo cáo từ chuyên gia huyết học, số lượng hồng cầu của trẻ sơ sinh trong hai tuần đầu tiên sau khi chào đời sẽ cao hơn người bình thường. Và sau đó, hồng cầu trong cơ thể trẻ tự động vỡ ra gây ra hiện tượng vàng da thường gặp ở trẻ. Hơn thế nữa, những người lao động nặng số lượng hồng cầu ngoại vi sẽ cao hơn người bình thường.
Do đó, đây là chỉ số trung bình giúp bạn tham khảo, con số này có thể thay đổi theo từng nghiên cứu khác nhau, tuy nhiên mức sai số của nó cũng không quá cao.
Hồng cầu thay đổi và những biến chứng không ngờ
Với sự thay đổi tăng lên hay giảm đi của hồng cầu trong cơ thể luôn đem đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Khi hồng cầu tăng
Tình trạng tăng hồng cầu thường rất hiếm gặp, nên đa số chúng ta thường khá chủ quan và không để ý đến sức khỏe của mình. Hồng cầu tăng vượt quá mức cho phép dẫn đến nhiều biến chứng như:
- Rối loạn tuần hoàn tim.
- Các biến chứng ở phổi.
- Hẹp động mạch phổi.
- Tim bẩm sinh.
- Bệnh tủy xương.
Khi hồng cầu giảm
Mặc dù chỉ số hồng cầu trong cơ thể người có thể khác nhau, nhưng khi hồng cầu quá thấp vượt khỏi ngưỡng an toàn sẽ gây ra các các rối loạn trong cơ thể như sau:
- Suy dinh dưỡng.
- Suy tủy xương.
- Chảy máu hoặc xuất huyết.
- Bệnh thận.
- Gây trình trạng mất nước trong cơ thể.
- Thiếu oxy.
Làm thế nào để duy trì số lượng hồng cầu ổn định trong máu?
Để duy trì ổn định chỉ số hồng huyết cầu trong cơ thể một chế độ ăn khoa học, đầy đủ dinh dưỡng và một lối sống lành mạnh là vô cùng cần thiết
- Thường xuyên bổ sung những thực phẩm có chứa Axit folic: rau có màu xanh đậm, các loại ngũ cốc dinh dưỡng như yến mạch, đậu đỏ v.v…
- Các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt: thịt đỏ, tàu hủ, đậu phộng, củ cải đường, thịt gà, cá biển, sữa, trứng v.v…
- Thực phẩm giàu vitamin A: khoai lang, bí đỏ, cà rốt, dưa hấu, dưa vàng, ớt chuông, ớt ngọt, cà chua, cá trích v.v…
- Ngoài ra, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh: ngủ đủ giấc tối thiểu 6 tiếng/ngày, ăn đúng giờ, bổ sung đủ 2 lít nước mỗi ngày và dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện cơ thể.
- Hơn thế nữa, với bệnh cao huyết áp bên cạnh việc bổ sung thực phẩm dinh dưỡng bạn còn có thể duy trì chỉ số hồng huyết cầu trong cơ thể bằng thảo dược APHARIN của công ty NESFACO. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ cây thảo dược, không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào trong quá trình sử dụng.
Kết luận
Ondinhtieuduong.com mong rằng với đôi dòng thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hồng cầu là gì, và các thông tin liên quan đến chỉ số hồng cầu trong cơ thể người mà bạn cần phải biết. Sự biến đổi tăng hay giảm hồng cầu đều để lại các biến chứng nguy hiểm, chính vì thế hãy thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe tổng quát 6 tháng/ lần chính là giải pháp tối ưu nhất giúp bạn bảo vệ sức khỏe của mình và người thân trong gia đình.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com