Hướng dẫn cách đo huyết áp tại nhà đơn giản, chính xác

Việc thường xuyên theo dõi và kiểm soát huyết áp của bản thân sẽ giúp bạn phòng tránh được các nguy cơ biến chứng đối với sức khỏe. Có thể kể như: tai biến mạch máu não, các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ,… Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian để đến cơ sở y tế định kỳ, đồng thời lại không biết cách đo huyết áp tại nhà. Nếu bạn đang ở trong trường hợp khó khăn này, hãy tham khảo ngay bài viết sau của ondinhtieuduong.com nhé!

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ từng bước đo huyết áp tại nhà để thu về chỉ số huyết áp chính xác, theo dõi huyết áp nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Mục lục bài viết

Lý do vì sao phải đo huyết áp tại nhà thường xuyên?

Đầu tiên, nếu bạn thường xuyên có quy trình kiểm tra, đo chỉ số huyết áp tại nhà, bạn sẽ có thể yên tâm, không còn lo lắng, áp lực rằng mình sẽ gặp bệnh tật. Đó cũng là một trong những động lực sống tốt hơn, lành mạnh hơn. Chưa kể, việc đo đạc liên tục mỗi ngày sẽ là hình thức tuyệt vời giúp bạn phát hiện bệnh tình nhanh chóng. Từ đó, cũng nhanh chóng tìm phương pháp điều trị kịp thời thay vì “nước đến chân mới nhảy”.

Đối với những người có tiền sử bệnh tật như bệnh già, bệnh huyết áp, một chiếc máy đo huyết áp tại nhà lại càng cấp thiết. Nó đóng vai trò kiểm soát sự tăng giảm bất ngờ không lường trước của bệnh nhân. Nhằm mục đích đưa bệnh nhân phòng ngừa được những nguy cơ tai biến do huyết áp gây ra.

Cách đo huyết áp tại nhà cũng là một ưu điểm cho những ai quan tâm đến sức khỏe nhưng không thể đến bác sĩ mỗi ngày. Thêm vào đó, nếu tự đo, bạn sẽ không có tâm trạng lo lắng, hoang mang như khi gặp nhân viên y tế. Điều này đỡ phải dẫn đến những tình huống tăng huyết áp “áo choàng trắng” không chính xác, phải đo nhiều lần.

Chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi khác nhau
Chỉ số huyết áp theo từng độ tuổi khác nhau

THAM KHẢO NGAY:

Đo huyết áp thời gian nào là tốt?

Đo huyết áp ở bất cứ thời gian nào cũng được, tuy nhiên, mỗi độ tuổi, mỗi đối tượng sẽ có số lần đo khác nhau. Cụ thể:

  • Từ 30 đến 40 tuổi, sức khỏe bình thường, bạn có thể đo huyết áp tại nhà mỗi tháng 1 lần định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe.
  • Song, nếu bạn cảm nhận mình hay mệt và có chút biểu hiện huyết áp cao, thì nên đo mỗi tháng 2 – 4 lần cho chắc chắn nhé!
  • Trường hợp có bệnh cao huyết áp thật sự, các bác sĩ khuyên bạn nên chọn đo huyết áp mỗi ngày. Thậm chí là 2 – 3 lần 1 ngày hoặc nhiều hơn nữa để có sự chẩn đoán đúng đắn.
  • Nên đo huyết áp vào mỗi buổi sáng trước khi ăn hay uống thuốc hoặc buổi tối trước khi ăn nhẹ bạn nhé!

Bên cạnh đó, khi đo cũng cần chú ý chỉ đo huyết áp ở cùng 1 thời điểm mỗi ngày thì mới cho kết quả chính xác. Ngoài ra, nên sử dụng 1 máy đo duy nhất để theo dõi, nhằm đảm bảo tính đúng đắn trong quá trình kiểm tra huyết áp bạn nhé!

Thời điểm cho chỉ số huyết áp chuẩn xác là vào sáng sớm
Thời điểm cho chỉ số huyết áp chuẩn xác là vào sáng sớm

Cách đo huyết áp tại nhà đúng khoa học

Dưới đây là cách đo huyết áp tại nhà do ondinhtieuduong.com giới thiệu, có thể cho bạn thu được kết quả đo đáng tin cậy. Mời bạn cùng theo dõi nhé!

Về thiết bị đo huyết áp

Bạn có thể sử dụng 1 trong 3 loại máy đo huyết áp phổ biến  trên thị trường hiện nay như: máy đo huyết áp thủy ngân, máy đo huyết áp đồng hồ cơ hay máy đo huyết áp điện tử. Trong đó, máy đo điện tử được đánh giá là cho kết quả chính xác cao và tiện lợi cho người dùng. Bạn không cần phải mang vác cồng kềnh như máy thủy ngân lại không phải đeo ống nghe tim phổi. Rất đơn giản và nhanh chóng sẽ cho ra các chỉ số chuẩn.

Thêm vào đó, nếu bạn là một người không có chuyên môn y tế hoặc không quen sử dụng máy đo huyết  áp đồng hồ cơ, thì thiết bị đo huyết áp điện tử vẫn là công cụ tối ưu, giúp bạn theo dõi chỉ số huyết áp của mình một cách chính xác.

Hướng dẫn cách đo huyết áp bằng máy điện tử ngay tại nhà
Hướng dẫn cách đo huyết áp bằng máy điện tử ngay tại nhà

Quy trình đo huyết áp tại nhà

Trong bài viết này, Ondinhtieuduong.com sẽ hướng dẫn bạn cách đo huyết áp tại nhà bằng máy đo điện tử chỉ qua 4 bước đơn giản sau đây:

Bước 1. Kiểm tra thiết bị cẩn thận trước khi đo về pin, máy vận hàng có ổn định, tốt hay không.

Bước 2. Chọn băng quấn tay sao cho vừa vặn với kích cỡ tay để tránh những sai lệch về chỉ số. Bởi  nếu bạn chọn băng quấn nhỏ hơn kích thước tay mình, chúng có thể sẽ làm tăng thêm từ 2 đến 10 mmHg khi kiểm tra huyết áp.

Bước 3. Giữ cơ thể thăng bằng, cố định trước khi đo, vì huyết áp có thể tăng và giảm dựa vào trạng thái của cơ thể. Hãy ngồi thẳng xuống và thở hơi ra đều đặn, dành vài phút để thư giãn nhẹ nhàng sẽ giúp bạn đo được chỉ số đúng hơn.

Bước 4. Bấm nút bấm và vận hành máy theo các dòng chữ hướng dẫn trên máy có sẵn rất dễ dàng. Sau đó, chờ các chỉ số nhảy và đọc kết quả thôi nào!

Thực hiện cách đo huyết áp tại nhà như thế lặp lại nhiều lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 1 phút để có kết quả cuối cùng chính xác nhé!

Kết luận

Tự thực hiện cách đo huyết áp tại nhà là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng có thể giúp theo dõi, kiểm tra sức khỏe cho những người mắc bệnh huyết áp hiệu quả. Hy vọng rằng, bài viết này đã mang đến cho bạn nguồn thông tin, kiến thức bổ ích. Hãy luôn nhớ huyết áp trên cơ thể như chính độ tuổi của bạn, đó là lời nhắn gửi mà nhiều chuyên gia sức khỏe muốn khuyến cáo người dân. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và sống vui nhé!

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ công ty: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button