Bệnh viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Bệnh khó chuẩn đoán do có triệu chứng trùng lặp với nhiều bệnh lý khác nhau. Vậy đâu là tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp để xác định bệnh? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể với NESFACO nhé.
Mục lục bài viết
Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?
Trước khi tìm hiểu về tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bạn cần hiểu về căn bệnh này. Đây là một căn bệnh tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công vào các bao hoạt dịch hoặc màng bao quanh các khớp. Chúng sẽ gây ra viêm nhiễm và phá hủy sụn, xương bên trong khớp.
Bệnh có diễn tiến với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp hoặc toàn thân tùy theo mức độ của bệnh. Diễn biến của bệnh khá phức tạp, gây ra nhiều hiệu quả nặng nặng nề cho cơ thể. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Cho nên, bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị tích cực ngay từ đầu để có được hiệu quả tốt nhất.
Các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp
Về tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp thì rất khó trong giai đoạn đầu. Bởi bệnh có nhiều dấu hiệu giống như các bệnh lý về cơ xương khớp khác. Bác sĩ sẽ xem xét các khớp của bạn xem có bị sưng, đỏ hay không.
Đồng thời, bác sĩ có thể kiểm tra phản xạ, sức mạnh cơ bắp, cũng như hỏi bệnh nhân về các triệu chứng đang có để việc chẩn đoán được chính xác hơn. Một số các triệu chứng như:
- Cứng khớp nhiều vào buổi sáng kéo dài ít nhất một tiếng và duy trì trong ít nhất 6 tuần
- Bị sưng ít nhất 3 khớp trong số 14 nhóm khớp trong ít nhất 6 tuần
- Sưng các khớp giống nhau ở cả hai bên của cơ thể
- Xuất hiện các nốt dạng thấp (cục u) trên da
- Đau nhức các khớp
Các triệu chứng ngoài khớp cơ bản
Ngoài ra còn có một số các triệu chứng ngoài khớp cơ bản khác như:
- Hạt thấp dưới da: thường có ở dưới da vùng tỳ đè như khuỷu, cạnh ngón tay, ngón chân, vùng chẩm, gân Achilles. Triệu chứng này hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp nặng, huyết thanh dương tính. Những hạt này thường gắn dính với màng xương hoặc gân, kích thước từ vài mm đến 2 cm, đứng thành từng đám.
- Tổn thương mắt: viêm khô kết mạc, có thể viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh nặng
- Tổn thương phổi: xơ phổi kẽ lan tỏa, viêm phế quản hoặc tắc nghẽn đường hô hấp do viêm khớp nhẫn giáp, viêm phổi (thể bệnh nặng), viêm màng phổi…
- Tổn thương tim mạch: viêm màng tim, viêm cơ tim, viêm van tim, loạn nhịp tim…
- Hội chứng Felty: Giảm bạch cầu hạt, lách to, nhiễm khuẩn tái phát, hội chứng Sjogren
Xem thêm
Các xét nghiệm tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Với tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, các chuyên gia cho biết cần dựa theo các xét nghiệm. Cụ thể là:
Các xét nghiệm chung
Các xét nghiệm chung khi bị viêm khớp rất cần thiết vì bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể như chức năng gan, tim, phổi… Các xét nghiệm chung có thể kể đến như sau:
- Xét nghiệm công thức máu, máu lắng, C- Reactive Protein
- Xét nghiệm chức năng gan, thận, X-quang tim, phổi, thực hiện ECG…
Các xét nghiệm đặc hiệu
Các xét nghiệm đặc hiệu nhằm chẩn đoán tình trạng bệnh viêm khớp dạng thấp gồm có:
- Xét nghiệm yếu tố dạng thấp (RF) cộng (có trong khoảng 60 – 70 % bệnh nhân)
- Xét nghiệm yếu tố Anti CCP (+) trong khoảng 75 – 80% bệnh nhân.
- Chụp X-quang khớp, thường là chụp 2 bàn tay thẳng
Xét nghiệm này sẽ hỗ trợ phân biệt với lupus ban đỏ, thoái hóa khớp, gút mạn tính, viêm cột sống dính khớp và viêm khớp vảy nến… Nhưng những kết quả trên cũng có thể gặp phải ở 1 số người mắc bệnh thấp khớp khác. Cho nên, bác sĩ cần theo dõi bệnh trước khi có thể chẩn đoán xác định bạn đã mắc viêm khớp dạng thấp.
Làm gì khi được chẩn đoán viêm khớp dạng thấp?
Nếu bạn có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp, bạn nên làm gì để trị bệnh? Tùy theo các tiêu chuẩn chẩn đoán đó mà bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị thích hợp.
Hoặc bạn có thể áp dụng kèm các bước điều trị tại nhà để kiểm soát triệu chứng và giúp bạn khỏe mạnh. Cụ thể như:
- Thường xuyên luyện tập thể dục: các bài tập nhẹ nhàng, tăng cường sức mạnh các cơ xung quanh khớp và giảm mệt mỏi.
- Không nên tập thể dục ở các khớp đang bị viêm, chỉ tập khi triệu chứng viêm giảm.
- Tập luyện nhiều lần trong ngày, bài tập phù hợp với từng người bệnh nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn bài tập phù hợp.
- Khi viêm cấp: để khớp nghỉ ngơi thoải mái, có thể dùng nẹp chỉnh hình để tránh co rút khớp
- Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau và thư giãn các cơ bị căng, giảm sưng và làm giảm đau đớn.
- Hạn chế căng thẳng, hít thở sâu và thư giãn cơ để kiểm soát cơn đau
- Duy trì cân nặng hợp lý bằng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và cân bằng
Hy vọng những thông tin về tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và những biện pháp phòng ngừa trên sẽ hữu ích cho bạn!
Hãy liên hệ để được tư vấn
Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com