Đu đủ là trái cây có vị ngọt nhưng nhiều người cho rằng loại trái cây này rất tốt cho bệnh tiểu đường. Vậy khi bị tiểu đường ăn đu đủ được không? Hãy cùng NESFACO giải đáp thắc mắc thông qua nội dung sau.
Mục lục bài viết
Đôi nét về đu đủ
Đu đủ là một loại trái cây được trồng nhiều tại các nước có khí hậu nhiệt đới như Trung Mỹ, Mexico cùng nhiều đất nước khác, trong đó có Việt Nam. Lúc quả còn non, vỏ bên ngoài màu xanh, thịt quả màu trắng và cứng. Khi chín, đu đủ có vỏ màu đỏ cam, thịt mềm, ngọt, màu sậm hơn vỏ, thơm ngon và dễ ăn.
Thông thường, cứ 150 gram thịt đu đủ sẽ bao gồm 59 calo, 3 gram chất xơ, 11% kali cùng protein và các loại vitamin thiết yếu như vitamin A(33%), B9(14%), lượng lớn vitamin C. Ngoài ra thịt quả đu đủ cũng chứa carotenoids, flavonoid, papain, quercetin,…rất có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Trong y học, ngoài quả, các bộ phận khác của cây còn được dùng để làm thuốc.
Tiểu đường ăn đu đủ được không?
Đu đủ rất thích hợp để cải thiện sức khỏe thị lực, tăng cường sức đề kháng và bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Đặc biệt, dù là loại trái cây có vị ngọt nhưng ăn đu đủ có thể hỗ trợ tích cực cho việc cải thiện bệnh tiểu đường, phòng chống nguy cơ mắc bệnh ở người khỏe mạnh. Cụ thể:
Dù ngọt nhưng đu đủ rất ít đường
Khác với nhiều loại trái cây có vị ngọt khác như sầu riêng và nhãn, lượng đường trong đu đủ khá thấp và không là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Không những thế, nhiều công trình nghiên cứu y học còn chứng minh được một số thành phần có trong đu đủ giúp bệnh tiểu đường tuýp 2 diễn biến chậm hơn. Ngoài ra, hoạt chất Papain có trong loại trái cây này còn có công dụng ngăn chặn sự tổn thương từ các gốc tự do.
Đu đủ dồi dào vitamin cần cho bệnh tiểu đường
Ngoài chất xơ, bệnh nhân tiểu đường cần thường xuyên được bổ sung lượng lớn vitamin như A, B, C, E và các khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt, kẽm,…để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, vitamin còn giúp duy trì sự ổn định của đường huyết, huyết áp, chức năng hoạt động của tim từ đó bảo vệ sức khỏe tối ưu. Và đây là những dưỡng chất có thể nhanh chóng có được nếu thường xuyên ăn đu đủ. Nói cách khác, ăn đu đủ chính là một giải pháp để phòng chống, cải thiện hiệu quả bệnh đường huyết.
Chỉ số đường huyết của đu đủ thấp
Vị ngọt của đu đủ trái ngược với chỉ số đường huyết mà nó có. Đúng vậy, GI của đu đủ rất thấp (GI = 23) do đó khi ăn đu đủ, đường huyết sẽ không bị tăng đột ngột như khi dùng các loại trái cây nhiều đường khác. Tuy nhiên, chỉ nên ăn đu đủ nguyên chất, tránh hế biến thành món sinh tố thêm đường, thêm sữa sẽ giảm đi giá trị nhận được.
Đu đủ xanh hỗ trợ giảm cân
Ngoài đu đủ chín, đu đủ còn xanh cũng cho thấy tác dụng đáng kể khi hỗ trợ hạ lượng cholesterol xấu trong máu giúp đường huyết duy trì chỉ số ổn định. Không những thế, với lượng lớn chất chống oxy hóa, đu đủ xanh giúp kích thích chuyển hóa đường thành năng lượng, cải thiện đường huyết rõ rệt.
Tiểu đường thai kỳ có nên ăn đu đủ?
Đu đủ dù còn sống hay đã chín đều là món ăn cần kiêng kỵ sử dụng khi mang thai bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy nếu đang mang thai nhưng mắc bệnh tiểu đường ăn đu đủ được không? Chứng tiểu đường thai kỳ vẫn được khuyên nên tránh sử dụng đu đủ. Nguyên nhân chủ yếu do thành phần có trong đu đủ xanh có thể làm co thắt tử cung làm tăng cao nguy cơ sảy thai. Trong khi đó, việc cung cấp đu đủ chín với lượng không thích hợp còn dễ gây chứng vàng da cho trẻ.
Lưu ý quan trọng khi dùng đu đủ
Bệnh nhân tiểu đường ăn đu đủ được không? Người mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên bổ sung loại trái cây này để điều hòa đường huyết và cải thiện bệnh trạng. Tuy nhiên, cần lưu ý những điểm sau:
- Nên loại bỏ hạt đu đủ khi ăn bởi đây là bộ phận chứa độc tính dễ gây ra tình trạng rối loạn mạch và suy nhược thần kinh.
- Nên tránh sử dụng đu đủ khi mang thai nhất là đu đủ xanh vào những tháng đầu của thai kỳ.
- Chỉ nên dùng một lượng đu đủ thích hợp, ăn quá nhiều dễ gây nôn mửa, tiêu chảy và các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa.
- Trẻ dưới 1 tuổi không nên cho ăn đu đủ. Người mắc bệnh thận, táo bón, hạ đường huyết hay hệ tiêu hóa kém cần tránh dùng đu đủ.
- Không được tự ý sử dụng những bài thuốc dân gian có thành phần đu đủ để khắc phục tiểu đường và các bệnh khác. Các bộ phận khác như nhựa, hạt, lá cây đều chứa những độc tính riêng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh.
Kết luận
Nói tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường ăn đu đủ được không? Đu đủ dù là loại trái cây có vị ngọt nhưng lại có chỉ số đường huyết thấp và gồm có nhiều thành phần hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường. Do đó, khi mắc bệnh tiểu đường nên thường xuyên sử dụng loại trái cây này với lượng vừa đủ. Ngoài ra, cần chú ý tránh sử dụng đu đủ đối với trường hợp tiểu đường thai kỳ và thông báo với bác sĩ điều trị về thói quen sử dụng đu đủ để nhận được lời khuyên hữu ích.
Tìm hiểu thêm về BEPHARIN – Sản phẩm ổn định đường huyết lâu dài từ 100% thảo dược thiên nhiên của NESFACO
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com
Tiểu đường ăn đu đủ được không