TIỂU ĐƯỜNG THAI KỲ NGUY HIỂM NHƯ THẾ NÀO NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Hiện nay tiểu đường thai kỳ đã không còn xa lạ với tất cả mọi người. Đây được coi là một trong những bệnh nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé, bệnh cần được phát hiện và điều trị kịp thời. 

Tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường có thể xảy ra ở người đang mang thai

Giai đoạn mang thai là lúc cơ thể người phụ nữa cần được chăm sóc khỏe mạnh nhất có thể. Tuy nhiên lúc này cũng là lúc cơ thể có sức đề kháng kém nên rất dễ mắc phải các bệnh lý khác nhau. 

Một trong số đó là bệnh tiểu đường thai kỳ mà các mẹ cần đặc biệt quan tâm. Vậy tiểu đường thai kỳ là gì? Hãy dùng xem qua bài viết sau đây, chúng sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho bạn.

Mục lục bài viết

Bệnh tiểu đường thai kỳ

1. Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn lượng đường huyết trong máu khi người phụ nữ đang mang bầu. Khi insulin ở tuyến tụy sản sinh gặp trục trặc sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao.

Nếu gặp phải một trong những triệu chứng sau đây, thai phụ cần kiểm tra và thăm khám kỹ lưỡng để biết mình có đang gặp phải bệnh tiểu đường hay không:

  • Người mệt mỏi
  • Mắt nhìn mờ
  • Thường xuyên đi tiểu
  • Khát nước nhiều

Chế độ ăn uống sinh hoạt hằng ngày là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Chính vì vậy, bà bầu nên chú ý kỹ lưỡng chăm sóc bản thân để giữ gìn sức khỏe.

Ngoài ra bệnh tiểu đường có thể xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau:

  • Cân nặng tăng quá nhanh
  • Phụ nữ trên 35 tuổi
  • Từng bị bệnh tiểu đường trước đó, ….

THAM KHẢO THÊM BÀI VIẾT

2. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?

Hiện nay tiểu đường thai kỳ rất phổ biến, nếu không được điều trị sớm và dứt điểm rất nguy hại cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Giai đoạn này là lúc cơ thể người phụ nữ yếu đuối nhất, tinh thần cũng bất ổn định nhất nên cần được quan tâm và chia sẻ từ phía gia đình.

Tiểu đường thai kỳ
Kiểm tra đường huyết thường xuyên để tránh biến chứng thai nhi

Đối với mẹ bầu, bệnh có thể khiến mẹ bị sinh non, tiền sản giật, nhiễm trùng thận, băng huyết sau sinh và nhiều chấn thương khác. Thậm chí người trong quá trình sinh nở mẹ có thể rơi vào trạng thái hôn mê cực kỳ nguy hiểm tính mạng.

Bệnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi sau này, làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi, thai to sẽ gặp phải tình trạng trật khớp, gãy xương đòn hoặc trường hợp xấu nhất, thai nhi sẽ bị tử vong.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh ra đời cũng đối mặt với nhiều bệnh tật như suy hô hấp, vàng da, hạ canxi ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.

Đó là những nguy hiểm trong suốt quá trình mang thai và sinh nở các mẹ bầu có thể gặp phải. Khi mắc bệnh tiểu đường, thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện là việc làm cần thiết. Thường xuyên theo dõi đường huyết tại nhà và điều trị bệnh theo chỉ dẫn của bác sĩ để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Tiểu đường thai kỳ
Khám sức khỏe định kỳ để giữ sức khỏe cho mẹ và bé

Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ nhanh chóng qua đi khi bạn sinh xong. Tuy nhiên nó có thể tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 hoặc thậm chí bệnh sẽ theo mẹ trong suốt quá trình sau này.

Bên cạnh đó, bệnh tiểu đường càng để lâu càng nặng và khó chữa trị. Do đó, điều cần làm sau khi sinh là cần theo dõi lượng đường huyết liên tục trong vài tháng tiếp theo, từ đó có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

3. Lý do mang thai dễ bị tiểu đường thai kỳ

Mang thai là trách nhiệm thiêng liêng của người mẹ, 9 tháng 10 ngày là cả một hành trình dài. Giai đoạn bầu bí, nhu cầu năng lượng tăng cao. Cho nên, cơ thể của người mẹ đòi hỏi lượng đường nhiều hơn so với bình thường.

Nhưng, thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin nhằm giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai. Thực tế thì không phải bà mẹ nào cũng thuận lợi như vậy. Bên cạnh đó, khi mang bầu, nhau thai sẽ tạo ra các nội tiết tố giúp cho thai nhi phát triển tốt hơn.

Những nội tiết tố này đôi khi vô tình gây ra một số tác động xấu ảnh hưởng tới insulin. Vì vậy, hậu quả là dẫn tới tình trạng bị rối loạn nội tiết tố, gây hậu quả đái tháo đường thai kỳ.

Có nhiều lý do khiến mẹ bầu mang thai dễ bị tiểu đường
Có nhiều lý do khiến mẹ bầu mang thai dễ bị tiểu đường

4. Các biểu hiện của bệnh tiểu đường thai kỳ

Theo các tài liệu cho thấy, đây là bệnh lý diễn ra một cách thầm lặng. Thai phụ có thể khó nhận ra mình mắc bệnh, cho tới khi đi khám thai định kỳ thì bác sĩ làm xét nghiệm mới rõ.

Dưới đây là các triệu chứng thường thấy khi mẹ bầu mắc bệnh lý:

  • Cảm thấy khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước.
  • Tình trạng cơ thể mệt mỏi và hay đi tiểu nhiều lần so với các thai phụ khác.
  • Nếu cơ thể bị trầy xước, thì vết thương lâu lành lặn.
  • Chị em dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, bôi thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.
  • Cơ thể thiếu sức sống, sụt cân trông thấy rõ.

5. Đối tượng nên kiểm tra tiểu đường thai kỳ

Nên kiểm tra thai kỳ thường xuyên để được bác sĩ tư vấn kỹ
Nên kiểm tra thai kỳ thường xuyên để được bác sĩ tư vấn kỹ

Cần phải kiểm tra chỉ số tiểu đường với những đối tượng dưới đây. Bởi, những đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh khá cao, cần phải hết sức lưu ý.

  • Phụ nữ mang thai khi đã ngoài 30 tuổi.
  • Chị em có tiền sử bản thân từng bị bệnh lý này trong lần mang thai trước đó.
  • Chị em thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
  • Em bé trước nặng hơn 4,1 kg.

Khi kiểm tra chỉ số và mức insulin của thai kỳ đều ở giới hạn an toàn. Thì mẹ bầu có thể yên tâm, bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.

6. Chỉ số đường huyết bình thường

Kết quả bình thường glucose máu ở sản phụ sẽ là:

  • Trường hợp lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
  • Trường hợp sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
  • Trường hợp sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l).

Bệnh lý tiểu đường thai kỳ được chẩn đoán nếu có 2 kết quả bằng hoặc hơn giới hạn trên. Vì vậy, chị em hãy biết để dễ dàng nắm bắt cơ thể mình có bị bệnh lý hay không.

7. Cần theo dõi chỉ số tiểu đường thai kỳ

  • Đây là điều dĩ nhiên nếu mẹ mang thai mà phát hiện bệnh lý. Cần phải theo dõi đường huyết thường xuyên mỗi ngày nếu có thể.
  • Mẹ nên được bác sĩ tư vấn và chăm sóc tận tình khi mang thai mà bị bệnh.
  • Bên cạnh đó, nên trang bị thêm trong nhà máy đo đường huyết giúp kiểm soát chỉ số đường huyết ở nhà tiện lợi.

8. Phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm tới mẹ và bé. Do đó, phòng tránh bệnh là điều mà bác sĩ luôn khuyên mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý. Dưới đây là các cách mẹ giúp mẹ bầu phòng chống bệnh hiệu quả:

Mẹ cần duy trì cân nặng bằng chế độ ăn uống khoa học
Mẹ cần duy trì cân nặng bằng chế độ ăn uống khoa học
  • Hãy duy trì cân nặng lý tưởng trước khi chuẩn bị mang thai
  • Cần phải có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đây là yếu tố vô cùng cần thiết.
  • Chị em cần phải tăng cường vận động hợp lý. Nếu có thể, nên dành 30 phút mỗi ngày cho các bài tập thể dục tốt cho sức khỏe chẳng hạn đi bộ, bơi lội.
  • Khám thai định kỳ trong suốt quá trình mang thai để nắm rõ tình trạng cơ thể. Nếu có bị bệnh còn có giải pháp điều trị phù hợp, sớm nhất để tốt cho mẹ và sự phát triển của con yêu.

9. Chế độ ăn uống khi bị tiểu đường 

Một chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp kiểm soát bệnh lý hiệu quả và phòng ngừa bệnh xuất hiện. Do đó, nếu mẹ mang thai mà chẳng may bị tiểu đường thai kỳ. Hãy tham khảo chế độ dinh dưỡng này để chăm sóc con yêu một cách tốt nhất.

  • Hãy ăn sáng đầy đủ: Bận đến cỡ nào đi chăng nữa, bữa sáng không thể thiếu.
  • Cần phải tránh xa thực phẩm có đường và tinh bột trong chế độ ăn uống. Ví dụ như đường, mật ong, đường nâu, si-rô, tinh bột, …
  • Nên kiêng uống nước ép trái cây nguyên chất, nếu uống nên chọn nước ép cà chua vì chứa lượng đường thấp.
  • Mẹ bầu có thể uống nước ép cà chua vì chứa lượng đường tự nhiên thấp
    Mẹ bầu có thể uống nước ép cà chua vì chứa lượng đường tự nhiên thấp
  • Hãy ăn ít đồ tinh chế hơn như cơm trắng, khoai tây nghiền, bánh mì trắng,…
  • Nên ăn các loại thực phẩm có chứa crôm, khoáng chất này thường có trong sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt, rau bó xôi, cà rốt, thịt gà.
  • Bữa ăn nên dung nạp thức ăn chứa ít chất béo, chỉ nên ăn chất béo từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương, dầu ôliu…
  • Mẹ bầu nên kiểm soát bữa ăn, hãy chia ra ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Bên cạnh đó, mẹ cũng nên kiểm soát cân nặng để có một thai kỳ mạnh khỏe.

Những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời “Bệnh tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?”. Phụ nữ đang mang thai hãy chú ý đến sức khỏe để bảo vệ chính mình và em bé. Nếu còn thắc mắc về bệnh tiểu đường, hãy liên hệ với chúng tôi theo Hotline bên dưới hoặc để lại thông tin, chúng tôi sẽ chủ động liên hệ lại với bạn.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About BEPHARIN

Call Now Button