Biến Chứng Tiểu Đường Ở Bàn Chân Có Nguy Hiểm Không Và Cách Phòng Ngừa

Tiểu đường là một căn bệnh đòi hỏi thời gian chữa trị lâu dài. Căn bệnh này gây ra rất nhiều hạn chế và phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt là những biến chứng tiểu đường ở bàn chân làm cho người bệnh đi lại rất khó khăn và gặp nhiều đau đớn. Trong bài viết này, NESFACO sẽ chia sẻ tới các bạn những kiến thức cơ bản về những biến chứng này và cách phòng ngừa tốt nhất.

Mục lục bài viết

Những biến chứng tiểu đường ở bàn chân 

Tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng đặc biệt là biến chứng tiểu đường ở bàn chân. Dưới đây là một số những biến chứng người bệnh hay mắc phải nhất.

Xuất hiện nấm ở da chân và móng chân

Những biến chứng tiểu đường ở bàn chân
Những biến chứng tiểu đường ở bàn chân

Cơ thể bị suy giảm miễn dịch khi đường huyết tăng cao quá ngưỡng. Điều này khiến cho người bệnh rất dễ bị biến chứng tiểu đường ở bàn chân như nhiễm nấm. Đặc biệt là ở bàn chân vì đây là bộ phận tiếp xúc với nền đất bẩn thường xuyên. 

Khi nhiễm nấm da chân, kẽ chân, vùng da ở đây bị đỏ, ngứa và nứt da. Vi khuẩn sẽ có môi trường xâm nhập và sinh sôi, xuống vùng mô bên dưới và gây nên bội nhiễm.

Vết chai ở lòng bàn chân

Lòng bàn chân xuất hiện các vết chai sẽ khiến trên người bệnh sẽ thay đổi vị trí chịu áp lực. Đồng thời tì đè khi cấu trúc bàn chân bị thay đổi. Lâu dần, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào những vùng da tổn thương xung quanh các vết chai. Khiến cho vùng da dễ bị nhiễm trùng, chảy mủ.

Da chân bị khô

Biến chứng tiểu đường khiến da chân bị khô
Biến chứng tiểu đường khiến da chân bị khô

Đây chính là hậu quả của viêm tắc động mạch chi dưới – biến chứng tiểu đường ở bàn chân. Gây ra hiện tượng da chân bị khô.

Mặt khác, đây chính một trong những biến chứng thần kinh tự chủ của đái tháo đường. Da khô nứt nẻ, thiếu độ ẩm là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào mô dưới da. Lâu ngày, da người bệnh rất dễ bị nhiễm trùng. 

Ngón chân biến dạng

Tiểu đường khiến cho ngón chân bị vẹo ngoài. Khi ngón chân cái bị vẹo hướng về phía ngón chân trỏ sẽ khiến mỏm xương cạnh ngón cái nhô ra.. Áp lực bàn chân bị thay đổi và dồn hết vào ngón chân cái khi bị tật này. Do vậy mà ngón chân cái bị tấy đỏ, sưng, đau.

>>> Nên đọc: 10 Món Ăn Vặt Cho Người Tiểu Đường Đảm Bảo Về Sức Khỏe

Da chân bị lở loét, phỏng nước

Bàn chân bị lở loét
Bàn chân bị lở loét

Loét da là 1 biến chứng tiểu đường ở bàn chân phổ biến. Nó thường xảy ra tại các điểm tì đè, các vết chai ở lòng bàn chân. Các vết loét da ở người đái tháo đường thường rất lâu khỏi. Phải điều trị bằng kháng sinh nếu bị nhiễm trùng. Đồng thời gọt bớt vùng da chai để vi khuẩn không xâm nhập. 

Người bệnh bị ảnh hưởng thế nào?

Những biến chứng tiểu đường ở bàn chân gây ra cho người bệnh những hạn chế, khó khăn trong việc đi lại. Ảnh hưởng rất lớn trong sinh hoạt thường ngày và sức khoẻ người bệnh.

Rối loạn thần kinh ngoại biên

Rối loạn thần kinh ngoại biên gây ra rối loạn thần kinh cảm giác và rối loạn thần kinh dinh dưỡng. Người bệnh sẽ có cảm giác bỏng rát, nóng ran ở bàn chân. Lâu dần sẽ xuất hiện cảm giác, tê chân.

Thậm chí mất dần cảm giác ở bàn chân, không còn cảm nhận được nóng lạnh. Bàn chân có thể bị biến dạng, teo cơ, thay đổi áp lực bàn chân khi đi lại.

Nặng hơn, bệnh nhân không chỉ nhiễm trùng phần mềm mà xương còn bị ảnh hưởng. Các triệu chứng như viêm xương, tiêu xương sẽ gây biến dạng bàn chân. Lúc này, nguy cơ cắt cụt chi là rất cao khi ổ nhiễm trùng bị lan rộng. 

Mắc chứng động mạch ngoại biên

Biến chứng tiểu đường ở bàn chân là do bệnh động mạch ngoại biên chi dưới. Cụ thể khi xơ vữa mạch máu, thần kinh vừa xơ vữa tắc hẹp động mạch chi dưới càng tăng. Bàn chân của bệnh nhân sẽ có nguy cơ viêm loét, nhiễm trùng, thậm chí hoại tử dẫn đến phải loại bỏ bàn chân.

Cách phòng ngừa biến chứng tiểu đường ở bàn chân

Để ngăn ngừa những biến chứng tiểu đường ở bàn chân, người bệnh có thể thực hiện những cách sau.

Cắt móng chân 

Nên cắt móng chân theo đường ngang
Nên cắt móng chân theo đường ngang

Khi bị tiểu đường, móng chân sẽ trở nên dày hơn và mọc quặp vào trong. Người bệnh nên cắt móng chân theo đường ngang. Hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ hoặc y tá, không nên tự xử lý móng chân.

Vệ sinh chân sạch sẽ

Vệ sinh chân cần chú ý vệ sinh các kẽ ngón chân vì đây là vị trí dễ bị loét nhất.

>>> Xem thêm : Giải Đáp Uống Sữa Ông Thọ Có Bị Tiểu Đường Không?

Vệ sinh vết loét

Nếu thấy vết loét ở bàn chân, bạn cần vệ sinh kỹ lưỡng để hạn chế loét, nhiễm trùng và tăng tốc độ làm lành vết thương.

Hạn chế áp lực lên bàn chân

Sử dụng giày dép đế bằng, tránh đứng lâu, không ngồi bắt chéo chân. Hạn chế đi bộ, thường xuyên xoa bóp lòng bàn chân, cử động chân để máu lưu thông tốt hơn.

Lời kết

Như vậy bạn đã biết được thêm nhiều kiến thức về những biến chứng tiểu đường ở bàn chân. Người bệnh nên chú ý có những cách chăm sóc phù hợp với bàn chân, hạn chế gây áp lực lên bàn chân để khắc phục những biến chứng này.

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website:Nesfaco.com
  • Email:info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button