Có không ít người đang gặp phải những phiền toái do những chứng bệnh liên quan đến huyết áp gây ra. Mức độ nặng nhẹ của bệnh về huyết áp khác nhau, từ những triệu chứng đơn giản đến nặng nề như đột quỵ hay thậm chí là tử vong. Dù vậy thì không phải ai cũng hiểu rõ về huyết áp là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến nó như thế nào? Sau đây, mời bạn tham khảo ngay bài viết của ondinhtieuduong.com để tăng thêm kiến thức về huyết áp và có một cuộc sống luôn mạnh khỏe nhé!
Mục lục bài viết
Huyết áp là gì?
Huyết áp là gì? Chỉ số huyết áp có tác động như thế nào đến sức khỏe của con người? Đây là một trong những trị số chính để đánh giá sức khỏe tim mạch cũng như sức khỏe của cơ thể nói chung. Hiểu một cách đơn giản, huyết áp là chỉ số đo được tác động của máu lên thành động mạch, nhằm đem dưỡng chất nuôi dưỡng các các mô và cơ quan để duy trì sự sống. Tim của chúng ta sẽ co bóp và tạo ra áp lực lên thành mạch máu giúp máu lưu thông.
Khi tim hoạt động, áp lực máu sẽ ở mức cực đại sau đó giảm dần xuống cực tiểu và lặp lại thành vòng tuần hoàn. Áp lực cực đại khi máu từ tim đi vào động mạch chủ được gọi là là huyết áp tâm thu. Và sau khi máu chảy qua các tiểu mạch, mao mạch thì áp lực máu sẽ đạt cực tiểu khi ở cuối hành trình trong các tĩnh mạch, gọi là huyết áp tâm trương.
Một lưu ý nhỏ cho bạn là đừng nhầm lẫn giữa huyết áp và nhịp tim nhé! Cả hai đều là những chỉ số gắn liền với hệ tim mạch và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên, huyết áp là áp lực lên thành mạch máu khi tim bơm máu, còn nhịp tim là số lần tim co bóp trong vòng một phút.
Và không phải lúc nào nhịp tim tăng thì huyết áp cũng tăng. Ví dụ như khi chơi thể thao, nhịp tim bạn tăng lên nhưng huyết áp lại gần như không thay đổi. Hay với những người bị tăng huyết áp nhưng nhịp tim vẫn ổn định.
Cách kiểm tra chỉ số huyết áp trên cơ thể
Để biết chính xác trị số huyết áp của bạn là gì, các bác sĩ thường sử dụng một dụng cụ chuyên dụng đó là máy đo huyết áp. Máy đo này thường được quấn quanh cánh tay qua động mạch tay ở mặt trong của vị trí cùi chỏ. Huyết áp chỉ được đo chính xác khi cơ thể ở trạng thái bình thường (không hoạt động quá sức hay ăn uống trước đó 30 phút).
Khi đó, máy đo sẽ hiện lên 2 chỉ số đó là huyết áp tâm thu (tử số) và huyết áp tâm trương của bạn (mẫu số), với đơn vị đo là milimet thủy ngân (mmHg). Với người bình thường thì trị số huyết áp là khoảng 120/80 mmHg. Và bạn cũng nên thường xuyên đến thăm khám bác sĩ hoặc có thể tự dùng máy đo huyết áp tại nhà giúp sớm phát hiện các chứng như huyết áp thấp và huyết áp cao để có hướng điều trị kịp thời.
TÌM HIỂU NGAY:
Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi của huyết áp?
Vậy những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp là gì? Có 2 nhóm yếu tố chính đó là những yếu tố bên trong và những yếu tố bên ngoài cơ thể sẽ tác động đến huyết áp của bạn.
Yếu tố bên trong cơ thể
Có 3 yếu tố bên trong cơ thể tác động lẫn nhau và có ảnh hưởng đến huyết áp:
- Lực co bóp của tim: Nếu tim đập càng nhanh, mạnh thì tạo một áp lực lên thành động mạch càng lớn dẫn đến huyết áp tăng và ngược lại.
- Lực cản của động mạch: Nếu động mạch có độ đàn hồi tốt thì khả năng co giãn sẽ linh hoạt hơn, giúp máu dễ dàng lưu thông, huyết áp bình thường. Ngược lại, động mạch bị xơ cứng, hoạt động kém hiệu quả thì nguy cơ cao sẽ bị chứng cao huyết áp. Việc này chủ yếu do tuổi tác càng cao và một phần do chế độ sinh hoạt chưa hợp lý.
- Khối lượng máu trong cơ thể: Trong trường hợp, bạn bị thương mất máu nhiều sẽ thiếu máu, làm giảm áp lực lên thành mạch và dễ bị giảm huyết áp.
Yếu tố bên ngoài cơ thể
Các yếu tố bên ngoài cơ thể gây ảnh hưởng đến huyết áp bao gồm:
- Tư thế đứng/ngồi: Dù có vẻ như không liên quan nhưng thực sự tư thế của bạn lại có tác động đến huyết áp. Nếu bạn ngồi sai tư thế khiến máu trong các mạch khó lưu thông, dẫn đến huyết áp có thể lên xuống thất thường. Vì thế, khi học tập, làm việc hay giải trí, bạn hãy cân nhắc chọn lựa tư thế thoải mái, phù hợp
- để tránh huyết áp bất thường nhé!
- Chế độ ăn uống: Thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp. Nếu bạn thường xuyên ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ có thể gây tăng huyết áp. Còn nếu không cung cấp đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết, để cơ thể bị thiếu chất dẫn đến đói mệt sẽ gây tụt huyết áp,…
- Chế độ sinh hoạt: Thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng đầu óc mà không có thời gian nghỉ ngơi hay lười tập thể dục cũng là nguyên nhân gây ra chứng huyết áp tăng/giảm. Những thói quen xấu như lạm dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích cũng sẽ khiến huyết áp của bạn bất thường hơn.
- Ngoài ra, những yếu tố khách quan như tuổi tác, giới tính,… cũng là những yếu tố làm cho huyết áp của từng người có sự khác nhau.
THAM KHẢO THÊM: 6 yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp mà bạn nên biết
Kết luận
Toàn bộ những thông tin chi tiết về huyết áp là gì và một số điều cần biết về huyết áp đã được ondinhtieuduong.com gửi tới bạn qua bài đọc trên đây. Hy vọng những thông tin hữu ích này sẽ giúp quý độc giả và người thân, bạn bè hiểu hơn về khái niệm huyết áp quan trọng như thế nào. Chúc các bạn luôn có một huyết áp bình thường cũng như hệ tim mạch hoàn toàn khỏe mạnh nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ:Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
- Hotline:0866.626.768 – 0911.934.131
- Website:Nesfaco.com
- Email:info@nesfaco.com