Một trong những căn bệnh về máu nguy hiểm nhất hiện nay chính là nhiễm khuẩn huyết. Nó gây nên rất nhiều bệnh như nhiễm trùng hô hấp, máu, sinh dục. Vậy nhiễm khuẩn huyết là gì? Có nguy hiểm không? Đến ngay với bài viết của Ondinhtieuduong.com để nhận được những thông tin bổ ích từ các chuyên gia nhé.
Mục lục bài viết
Khái niệm nhiễm khuẩn huyết là gì?
Nhiễm khuẩn huyết là một căn bệnh rất nguy hiểm do hệ thống vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng hoặc nhiễm độc toàn thân. Bệnh nhân mắc sẽ có một loạt các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến rối loạn chức năng nội tạng và sốc. Đây cũng là một trong top 10 bệnh có khả năng tử vong cao nhất.
Nguyên nhân gây nên bệnh nhiễm khuẩn huyết
Nhiễm khuẩn huyết có 2 loại vi khuẩn gây bệnh khác khau đó là:
- Vi khuẩn Gram âm: Loại vi khuẩn này chiếm đến trên 60% số các trường hợp bị nhiễm trùng huyết. Trong đó có Pseudomonas và Escherichia coli gây nên các bệnh về nhiễm trùng hô hấp, nhiễm trùng máu, bộ phận sinh dục.
- Vi khuẩn Gram dương: Trong đó có Staphylococcus aureus gây nên một số bệnh như nhiễm khuẩn liên cầu và Clostridium perfringens.
- Ngoài ra còn do một số vi khuẩn như: Vi khuẩn Haemophilus Influenzae, vi khuẩn Chlamydia pneumoniae và vi khuẩn Enterobacteriaceae.
Các đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng huyết
Nhiễm trùng huyết không phải là một căn bệnh hiếm gặp và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ nhiễm trùng huyết cao bao gồm:
- Người bệnh hoặc có tiền sử mắc bệnh ung thư
- Người mắc bệnh bạch cầu
- Người nhiễm HIV/AIDS
- Đối tượng nghiện ma tuý
- Người bệnh suy dinh dưỡng
- Người mắc bệnh xơ gan
- Bệnh nhân tiểu đường
- Những người nghiện rượu
- Bệnh nhân cắt lách
- Bệnh nhân hôn mê
- Bệnh nhân viêm phế quản mạn tính
- Người cao tuổi
- Phụ nữ đang mang thai
- Trẻ sơ sinh sức đề kháng kém
>>> Xem thêm: Bật Mí Những Ai Dễ Mắc Bệnh Máu Nhiễm Mỡ Nhất Hiện Nay
Phương pháp chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết
Khi đã biết nhiễm khuẩn huyết là gì chúng ta sẽ tìm hiểu về cách chẩn đoán bệnh và điều trị. Hiện nay y học phát triển con người đã có rất nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết. Cụ thể:
Chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết theo phương pháp xác định
Bệnh nhân có thể xác định bệnh bằng cách căn cứ vào biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng. Sau đó bác sĩ sẽ lấy máu xét nghiệm xác định vi khuẩn.
Một số biểu hiện của người bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng bao gồm:
- Đối với người già và trẻ em có biểu hiện như: Sốt cao, rét run kéo dài, da lạnh toát và đổ nhiều mồ hôi. Bệnh nhân có thể hạ nhiệt độ một cách đột ngột.
- Một số biểu hiện như: Khó thở, nhịp thở nhanh, mạch nhanh và huyết áp thấp.
- Bệnh nhân mệt mỏi, kém ăn, môi khô lưỡi bẩn, tâm lý bất ổn, vật vã, đi tiểu ít.
- Người bệnh có dấu hiệu tiểu buốt nếu nhiễm trùng tiết niệu
- Người bệnh ho sặc sụa khi nhiễm trùng hô hấp và hội chứng màng não
- Một số triệu chứng của nhiễm khuẩn huyết ở hệ liên võng nội mô bao gồm: Gan phát phì, lá lách to và mật độ gan mềm.
- Người bệnh bị áp xe ở các bộ phận như: Áp xe phổi, não, gan, lách, đường mật, thận, tắc mạch…
Chẩn đoán bệnh nhiễm khuẩn huyết cận lâm sàng
- Để có kết quả chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định cấy máu tìm vi khuẩn cho bệnh nhân trước khi dùng kháng sinh. Sau khi có kết quả xác định thì làm kháng sinh đồ.
- Bệnh nhân có bạch cầu tăng cao thông thường là bạch cầu đa nhân trung tính.
- Người bệnh được đánh giá các chức năng gan, thận, rối loạn đông máu để có phương pháp điều trị phù hợp.
>>> Xem thêm: Bepharin – Thực phẩm dành cho bệnh tiểu đường 100% triết xúc từ tự nhiên.
Liệu pháp điều trị bệnh nhiễm khuẩn huyết
Tùy từng đối tượng chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra một liệu pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:
Đối với người lớn, không mắc bệnh đi kèm khác.
- Sử dụng Ceftriaxon hoặc ticarcillin-davulanat hoặc piperacillin-tazobactam với liều dùng theo hướng dẫn.
- Sử dụng Imipenem-cilastatin hoặc meropenem hoặc cefepim, bệnh nhân có thể kết hợp cùng gentamicin hoặc amikacin theo ý kiến của bác sĩ.
- Dùng ciprofloxacin hoặc levofloxacin kết hợp clindamycin nếu bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm β-lactam,
- Đối với bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết do tụ cầu vàng kháng Methicillin (MRSA) phối hợp thêm vancomycin theo hướng dẫn của bác sĩ
Đối với bệnh nhân có giảm bạch cầu đa nhân trung tính
- Sử dụng Imipenem-cilastatin, meropenem hoặc cefepim theo liều dùng được chỉ định
- Dùng Ticarcillin-clavulanate hoặc piperacillin-tazobactam kết hợp thêm tobramycin theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Dùng thêm vancomycin nếu người bệnh có nhiễm trùng catheter tĩnh mạch, dùng hóa chất hoặc có tỉ lệ MRSA cao
>>> Xem thêm: Mách bạn 8 bài tập tăng tuần hoàn máu hiệu quả
Đối với bệnh nhân đã cắt lách
- Sử dụng Cefotaxim hoặc ceftriaxon, có thể kết hợp với vancomycin nếu người bệnh có nguy cơ nhiễm phế cầu kháng cephalosporin ca.
- Sử dụng vancomycin kết hợp ciprofloxacin, levofloxacin hoặc aztreonam nếu người bệnh dị ứng với kháng sinh nhóm β-lactam.
Đối với bệnh nhân nghiện ma túy
- Sử dụng Oxacillin phối hợp với gentamicin hoặc amikacin theo chỉ định của bác sĩ
- Dùng vancomycin phối hợp với gentamycin hoặc amikacin nếu người bệnh dị ứng kháng sinh nhóm β-lactam và tỉ lệ MRSA cao.
Đối với bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết do não mô cầu
- Sử dụng kháng sinh Ceftriaxon hoặc cefotaxim hoặc meronem.
- Nếu bệnh nhân có não mô cầu nhạy cảm penicillin thì cho dùng penicillin G.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nhiễm khuẩn huyết là gì và mức độ nguy hiểm của bệnh. Liên hệ ngay với Ondinhtieuduong.com để được tư vấn, lựa chọn những sản phẩm bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình nhé.
Thông tin liên hệ:
- Công Ty Cổ Phần NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: www.Nesfaco.com
- Email: info@nesfaco.com