Bạch cầu trong cơ thể con người có chức năng vô cùng quan trọng là phát hiện và loại bỏ các vi sinh vật lạ gây ảnh hưởng đến chất lượng của máu, gây ra các bệnh lý về máu. Chức năng đó vô cùng quan trọng nhưng vì 1 số lý do nào đó khiến lượng bạch cầu trong máu bị giảm, điều này vô cùng nguy hiểm. Vậy thiếu máu bạch cầu có nguy hiểm không? Để hiểu rõ hơn về bệnh này mời bạn đọc cùng NESFACO tìm hiểu, khám phá bài viết dưới đây nhé!
Mục lục bài viết
Bạch cầu là gì? Phân loại bạch cầu
Trước khi tìm hiểu thiếu máu bạch cầu có nguy hiểm không thì chúng ta phải hiểu rõ khái niệm bạch cầu là gì để đánh giá tình trạng nguy hiểm của bạch cầu giảm và phân loại chúng ra sao.
Bạch cầu là gì
Trong cơ thể con người, bạch cầu là 1 thành phần không thể thiếu đối với vai trò bảo vệ cơ thể. Chúng có vai trò là phát hiện tiêu diệt những vật thể có hại cho máu.
Phân loại bạch cầu
Bạch cầu được phân loại ra thành các loại sau:
- Bạch huyết bào –T: có vai trò tăng khả năng miễn dịch của cơ thể và tiêu diệt vi khuẩn, diệt các tế bào ung thư.
- Bạch cầu trung tính: có chức năng tiêu diệt các vi khuẩn, chống viêm nhiễm, xử lý các mô nếu bị tổn thương.
- Bạch huyết bào –B: có chức năng sản sinh kháng thể.
- Bạch cầu đơn nhân to, bạch huyết bào: giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm và có liên quan đến sản sinh kháng thể.
Số lượng bạch cầu trong cơ thể con người
Số lượng bạch cầu trong cơ thể được xác định bằng phương pháp xét nghiệm máu. Trong đó chỉ số WBC là chỉ số đo cho biết số lượng bạch cầu trong 1 đơn vị thể tích máu.
Ví dụ: giá trị trung bình của WBC là 3.5-10.5 x 10^9 tế bào/L.
Số lượng bạch cầu quá ít hay quá nhiều đều là điều đáng lo ngại. Bởi đó là nguyên nhân gây nên 1 số bệnh lý nguy hiểm có hại cho sức khỏe. Nếu số lượng bạch cầu tăng thì có thể bạn đang mắc phải những bệnh truyền nhiễm, nhiễm khuẩn do ký sinh trùng gây ra hoặc các trường hợp khác như viêm phổi, áp xe gan,…Còn khi lượng bạch cầu giảm có khả năng dẫn đến 1 số bệnh như: lao, sốt xuất huyết, viêm gan B, HIV,…
Nguyên nhân của bệnh thiếu máu bạch cầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu bạch cầu, các nguyên đó có thể do yếu tố ngoại cảnh hoặc do di truyền. Cụ thể như sau:
- Do bị nhiễm virus.
- Do các yếu tố về tế bào máu và xương làm giảm lượng bạch cầu.
- Do bị mắc bệnh ung thư và các bệnh bạch hầu làm tổn thương tủy xương dẫn đến giảm bạch cầu.
- Mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: HIV, lao phổi,…
- Cơ thể bị rối loạn hệ tự miễn dịch.
- Do rối loạn sinh sản hay còn gọi là rối loạn bẩm sinh như hội chứng Kostmann, hội chứng myelokathexis.
- Do suy dinh dưỡng, thiếu hụt 1 số vitamin và khoáng chất như: B12, folate, đồng, kẽm,…
- Do đang điều trị ung thư làm ức chế quá trình sản xuất bạch cầu trong máu.
- Do sử dụng 1 số loại thuốc như: điều trị bệnh đa xơ cứng, động kinh, thuốc chống trầm cảm, chống loạn thần,…
Thiếu máu bạch cầu có nguy hiểm không?
Thiếu máu bạch cầu có nguy hiểm không? Và xin thưa với các bạn rằng thiếu máu bạch cầu rất là nguy hiểm. Dù nguyên nhân dẫn đến thiếu máu bạch cầu là gì thì chúng đều gây nguy hại cho sức khỏe của người bị bệnh.
Khi bị bệnh thiếu máu bạch cầu cơ thể sẽ bị giảm sức đề kháng và dẫn đến các bệnh truyền nhiễm cao hơn. Lúc đó sẽ là cơ hội cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh mẽ gây ra những tổn thương cho vùng bị bệnh và sau đó lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy, bạn nên điều trị bệnh sớm để cải thiện tình trạng thiếu máu bạch cầu.
Triệu chứng của thiếu máu bạch cầu
Thiếu máu bạch cầu không có triệu chứng biểu hiện cụ thể nhưng khi lượng bạch cầu trong cơ thể bị giảm thì sức đề kháng của con người sẽ yếu hơn, dễ bị lây nhiễm, nhiễm trùng hơn. Triệu chứng khi bị nhiễm trùng như sau: sốt, ớn lạnh, hay ra mồ hôi.
Điều trị thiếu máu bạch cầu
Nếu thiếu máu bạch cầu ở trường hợp nhẹ thì bạn có thể không cần điều trị mà chỉ nên chú ý nghỉ ngơi, bổ sung thêm các dưỡng chất để bổ sung làm tăng lượng bạch cầu. Còn khi tình trạng diễn ra nặng hơn thì bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ chăm sóc và điều trị.
Phương pháp điều trị mà các bác sĩ đưa ra có thể như sau: sử dụng thuốc kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn, thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, điều trị nhiễm khuẩn tiềm ẩn, cấy ghép tế bào gốc, kích thích tế bào tủy xương sản xuất nhiều tế bào máu trắng hơn,…
Tham khảo thêm:
- Xét nghiệm khí máu động mạch và những điều cần biết
- Bạn đã biết gì về cơ chế đông máu diễn ra trong cơ thể
Lời kết
Qua những thông tin trên bài viết có thể giúp bạn đưa ra nhận định thiếu máu bạch cầu có nguy hiểm không? Điều này rất là nguy hiểm nếu người bệnh không chú ý và chữa trị kịp thời. Nếu còn thắc mắc hay có gì chưa hiểu bạn có thể liên hệ với NESFACO để được giải đáp.
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com