Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Mì tôm là món ăn yêu thích của mọi lứa tuổi và nhiều người có thói quen thường xuyên được sử dụng để thay cho bữa ăn chính khi bận rộn. Nhưng khi mắc bệnh tiểu đường có ăn được mì tôm không? Cùng NESFACO tìm hiểu về thành phần của mì tôm và những tác động đến chứng đái tháo đường khi ăn nhiều mì tôm thông qua nội dung bài viết sau.

Mục lục bài viết

Tiểu đường có ăn được mì tôm không?

Mì tôm chứa hàm lượng chất béo cao

Mì tôm có chứa nhiều chất béo và tinh bột

Đa phần các loại mì tôm trên thị trường hiện nay được chế biến bằng cách chiên vàng trước khi đóng gói. Đó cũng là lý do khiến loại thực phẩm này chứa lượng lớn chất béo trans và đây là thành phần không có lợi cho sức khỏe. Đúng vậy, chất béo trans là nguyên nhân khiến lượng cholesterol tốt trong cơ thể bị mất đi thay vào đó là sự chiếm chỗ của những cholesterol gây hại.

Lượng cholesterol xấu hình thành không chỉ có hại cho bệnh nhân tiểu đường mà còn tích tụ dần ở thành mạch và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong đó, không loại trừ nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tắc nghẽn mạch máu và tim mạch.

>>Có thể bạn quan tâm: Bệnh nhân tiểu đường có nên ăn thịt bò?

Thành phần của mì tôm chủ yếu là tinh bột

Ngoài chất béo, thành phần chính yếu mì tôm cung cấp cho cơ thể là tinh bột. Nói cách khác, khi ăn mì tôm, cơ thể không có thêm nguồn dinh dưỡng nào khác có lợi cho bệnh tiểu đường như khoáng chất, vitamin, chất cơ,… Do đó, thay vì sử dụng cơm trắng, gạo nếp thì mì tôm càng nguy hiểm hơn khi tạo ra nguy cơ thiếu hụt dưỡng chất. Tình trạng trên kéo dài khiến người ăn nhiều mì trở nên mệt mỏi, chóng mặt, béo phì hoặc xuất hiện các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Năng lượng có được từ mì tôm thấp

Tiểu đường có ăn được mì tôm không? Thông qua cách chế biến chiên ở nhiệt độ cao, mì được đánh giá không còn sự tồn tại của vitamin B và dinh dưỡng hầu như không có. Do đó, khi ăn mì, người bệnh tiểu đường chỉ có cảm giác no bụng nhưng hầu như không tăng được nguồn năng lượng cần thiết. Khi chất béo và tinh bột được cung cấp hàm lượng cao nhưng không được bổ sung dưỡng chất cần thiết trong thời gian dài, cơ thể sẽ có nguy cơ cao tăng đường huyết đột ngột, mắc phải biến chứng bệnh và các nguy cơ sức khỏe khác.

Tiểu đường nên ăn mì như thế nào?

Ưu tiên chọn các loại mì không chiên khi sử dụng

Tiểu đường có ăn được mì tôm không? Như những gì đã phân tích có thể thấy rằng mì tôm là món ăn hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt với bệnh nhân tiểu đường ăn mì tôm nhiều còn dễ làm tăng đường huyết đột ngột, biến chứng nguy hiểm. Do đó, nên hạn chế hoặc tránh sử dụng loại thực phẩm này trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, với những người có sở thích ăn mì, có thể lưu ý những điểm sau để làm giảm tác hại:

  • Chọn loại mì không chiên thay cho mì chiên truyền thống, ưu tiên các sản phẩm mì làm từ trứng, khoai tây để có thêm dinh dưỡng và tránh gây nóng trong người.
  • Chỉ nên ăn tối đa 2 gói mì mỗi tuần và chia nhỏ sao cho mỗi lần chỉ nên ăn 1/3 chén để tránh đường huyết tăng đột ngột.
  • Khi ăn mì nên trụng nước sôi trước để loại bỏ chất béo có hại
  • Tránh dùng gói gia vị của mì, nhất là gói nước dầu ăn kèm
  • Nên giảm lượng mì và thay thế bằng rau xanh ăn kèm cùng cá hoặc một ít thịt để tăng thêm dưỡng chất cho bữa ăn.

>>Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn 3 cách nấu cháo yến mạch cho người tiểu đường

Khi tiểu đường nên ăn những loại thực phẩm nào?

Tiểu đường có ăn được mì tôm không? Nên tránh sử dụng

Khi mắc bệnh tiểu đường, thói quen ăn uống cần kiêng khem và chỉ nên ưu tiên những loại thực phẩm sau để có lợi cho sức khỏe và bệnh lý. Cụ thể:

  • Ưu tiên dùng ngũ cốc nguyên hạt, các loại đỗ, gạo lứt, gạo nguyên cám và rau xanh trong bữa ăn. Đồng thời giảm sử dụng thực phẩm giàu tinh bột.
  • Ưu tiên sử dụng các loại cá nước ngọt và nước mặn thay vì các loại thịt, khi ăn thịt, cần chọn thịt nạc, loại bỏ mỡ và nên dùng lượng thịt vừa phải.
  • Tăng cường sử dụng các loại rau xanh trong bữa ăn, trái cây cũng cần được cung cấp thường xuyên hơn và tránh dùng các loại hoa quả chứa nhiều đường. Trong đó, cần ưu tiên ăn rau sống hoặc rau nấu canh, luộc. Hoa quả nên ăn nguyên vị, tránh làm sinh tố hoặc nước ép để loại bỏ lượng đường sữa không cần thiết và có nhiều chất xơ hơn.
  • Cách chế biến món ăn cần thanh đạm, ít gia vị, ưu tiên phương pháp luộc, nấu, hấp thay cho nước, chiên, xào,….Tránh dùng chất béo và đường, thay thế bằng dầu ăn thực vật, ưu tiên chất béo không bão hòa.

Kết luận

Nói tóm lại, tiểu đường có ăn được mì tôm không? Người mắc bệnh tiểu đường nên loại bỏ mì tôm khỏi danh sách thực phẩm sử dụng hàng ngày bởi nó hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe. Đối với những trường hợp tiểu đường nhẹ, có thể ăn một lượng ít mì mỗi tuần nhưng cần chia thành nhiều lần ăn. Bên cạnh đó, tốt hơn hết nên thường xuyên theo dõi đường huyết tại nhà và khám sức khỏe đúng hẹn để nhận được những lời khuyên hữu ích.

Tham khảo thêm sản phẩm hỗ trợ bệnh tiểu đường BEPHARIN từ NESFACO

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About Bác sĩ Quang Tiến

Chào các bạn, tôi là Trần Quang Tiến - bác sĩ chuyên khoa cấp I - khoa y học cổ truyền. Tôi đã có hơn 10 năm nghiên cứu các loại thảo dược để hỗ trợ trị bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tai biến mạch máu não...
Call Now Button