Bệnh gout đang ngày một gia tăng và trẻ hóa trong xã hội hiện đại. Đây là một trong những bệnh lý điển hình về xương khớp dai dẳng và khó chữa nhất. Chính vì thế phát hiện sớm căn bệnh này ích cho việc điều trị rất nhiều. Phương pháp để phát hiện sớm căn bệnh này chính là xét nghiệm acid uric trong máu. Để hiểu rõ hơn về phương pháp xét nghiệm này, cùng Nesfaco tìm hiểu trong bài viết nhé!
Mục lục bài viết
Bệnh gout và những tác hại của nó gây ra
Bệnh gout hay còn gọi là bệnh thống phong theo cách gọi của y học cổ truyền. Trong dân gian còn gọi vui là bệnh của người giàu. Tuy nhiên ngày này căn bệnh này trở nên phổ biến ở mọi tầng lớp xã hội.
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout là một loại bệnh về xương khớp gây sưng tấy đỏ và đau ở các khớp xương. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là gây ra những cơn đau đột ngột vào nửa đêm và gần sáng. Vị trí đau tại các khớp ngón chân cái, mắt cá chân hay đầu gối.
Đây là căn bệnh dai dẳng có thể coi là mãn tính vì có khả năng tái rất cao. Bệnh thường gặp ở nam giới trong độ tuổi từ 30 tới 50 tuổi. Tuy nhiên do thói quen sinh hoạt không lành mạnh mà căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Căn bệnh này tuy gây đau đớn và khó khăn trong việc vận động nhưng vẫn có thể chữa trị nếu phát hiện sớm và đúng phương pháp.
Những nguyên nhân dẫn tới bệnh gout
Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này chính là do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể. Sản phẩm của sự chuyển hóa này chính là acid uric xảy ra bởi các acid amin có trong nhân Purin. Các acid amin này chủ yếu được thận đào thải ra ngoài cơ thể ( khoảng 70%). Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao khiến cho thận phải làm việc quá tải. Lâu dần làm cho thận bị suy giảm chức năng một cách nghiêm trọng. Lúc này lượng acid uric đào thải bị ngưng trệ. Dần dần gây ra tình trạng lắng đọng trong thận, các ổ khớp và vùng lân cận. Chúng tạo thành các tinh thể muối urat hình kim gây ra các cơn đau.
Tác hại của bệnh gout
Bệnh gout không chỉ gây đau đớn, hạn chế vận động cho người bệnh mà nếu không được chữa trị kịp thời nó còn gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Tổn thương xương khớp
Khi bị gout mà không được chữa trị sớm, đây cũng là tác hại mà hầu hết người bị gout gặp phải. Các khớp xương của người bệnh sẽ bị hủy hoại, đầu xương khớp bị tổn thương. Các khớp bị biến dạng, thậm chí dính lại, nặng hơn có thể gây liệt nửa người, tàn phế. Khi bị mắc chứng này xuất hiện các hạt tophi gây mất thẩm mỹ và khi chúng vỡ ra gây nhiễm khuẩn ở khớp và nhiễm khuẩn máu.
Gây tổn thương thận
Ngoài những tác hại về xương khớp, đây cũng là căn bệnh làm tổn thương thận, suy thận, viêm cầu thận, giãn đài bể thận, thận ứ nước, sỏi urat thận…không những vậy bệnh còn có thể làm tổn thương thận vĩnh viễn và có thể làm người bệnh tử vong.
Gây ra một số bệnh lý khác
Bệnh gout còn có gây giảm sinh lý, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột non, huyết áp cao, mỡ máu , béo phì, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Xét nghiệm acid uric trong máu và những điều cần chú ý.
Do những tác hại và những biến chứng nguy hiểm mà bệnh gout gây ra nên bạn không được lơ là chủ quan. Khi phát hiện sớm và có phương pháp điều trị thích hợp có thể giúp chữa dứt điểm căn bệnh này. Một trong các biện pháp phát hiện bệnh sớm là xét nghiệm acid uric trong máu.
Acid uric trong máu là gì
Acid uric là sản phẩm của quá trình thoái giáng các nhân purin. Đây là một hợp chất khác vòng của các nguyên tố cacbon, nitơ, oxi và hydro có công thức hóa học là C5H4N4O3. Chúng được hòa tan vào trong máu đưa đến thận và thải ra ngoài cơ thể qua nước tiểu. Thông thường hàng ngày acid uric sẽ được đào thải từ 400-1000 mg/ngày qua đường nước tiểu, đường tiêu hóa là 100-200 mg/ngày.
Một số nguyên nhân làm tăng acid uric trong máu như: ăn nhiều thực phẩm chứa hàm lượng purin cao như hải sản, nội tạng, thịt đỏ…, thiếu máu do tan máu, các tổ chức bị phá hủy, gia tăng chuyển hóa tế bào, béo phì, suy thận, nghiện rượu hay sử dụng một số loại thuốc…
Tầm quan trọng của việc xét nghiệm acid uric trong máu
Việc xét nghiệm cho biết nồng độ của acid uric trong máu từ đó tìm ra sự bất thường của chất này. Qua đó có thể phát hiện, chẩn đoán bệnh gout, sỏi thận urat hay đánh giá quá trình điều trị giảm uric máu của thuốc.
Những điều chú ý trước khi xét nghiệm
Để kết quả xét nghiệm được chính xác thì người bệnh cần chú ý một số điểm sau:
- Nên nhịn ăn từ 4 tới 8 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm. Thời gian tiến hành xét nghiệm nên vào buổi sáng vì thời gian này cho kết quả chính xác nhất.
- Ngưng sử dụng các loại thuốc có thể làm thay đổi lượng acid uric trong máu trong thời gian 24 tiếng như: thuốc lợi tiểu, aspirin, vitamin C, niacin, coumadin…
Tham khảo thêm:
Kết luận
Xét nghiệm acid uric trong máu là một xét nghiệm quan trọng trong việc phát hiện và điều trị bệnh gout. Qua những kiến thức mà Nesfaco chia sẻ hy vọng bạn đã hiểu về tầm quan trọng của chỉ số acid uric trong máu. Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh gout hay việc xét nghiệm uric trong máu hãy liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:
CÔNG TY CỔ PHẦN NESFACO
- Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, Tp.HCM.
- Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
- Website: https://ondinhtieuduong.com
- Email: info@nesfaco.com