Xét nghiệm máu là một trong những chu trình kiểm tra sức khỏe phổ biến nhằm giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng hiện tại của người bệnh được chuẩn xác hơn. Vậy một liệu trình xét nghiệm máu bao nhiêu tiền và ở đâu uy tín? Cùng ondinhtieuduong.com tìm hiểu trong bài viết sau nhé.
Mục lục bài viết
Xét nghiệm máu bao nhiêu tiền và ở đâu?
Mỗi một trung tâm y tế sẽ có những quy trình tiến hành xét nghiệm máu khác nhau. Hơn nữa các quy trình còn phụ thuộc nhiều vào loại hình xét nghiệm do người bệnh lựa chọn. Nhìn chung mức giá của các xét nghiệm máu dao động trong khoảng sau:
- Chi phí xét nghiệm nhóm máu ABO: 85.000 đồng
- Chi phí xét nghiệm công thức máu 18 thông số: 120.000 đồng
- Chi phí xét nghiệm chức năng gan AST (GOT): 65.000 đồng
- Chi phí xét nghiệm chức năng gan ALT (GPT): 65.000 đồng
- Chi phí xét tầm soát tiểu đường: Glucose 65.000 đồng; HbA1c: 250.000 đồng
- Chi phí xét nghiệm Acid Uric: 95.000 đồng
- Chi phí xét nghiệm mỡ máu Cholesterol: 65.000 đồng
Toàn bộ quá trình xét nghiệm máu đòi hỏi có sự giúp sức của các trang thiết bị máy móc xét nghiệm tân tiến cùng một môi trường vô trùng. Do đó bạn nên cân nhắc thăm khám ở những bệnh viện, cơ sở khám đáng tin cậy để đảm bảo mang lại sự hài lòng tối ưu cũng như đạt kết quả chính xác nhất.
Các loại xét nghiệm máu
Hiện tại xét nghiệm máu có hai loại sau:
Xét nghiệm huyết học
Đây là một dạng xét nghiệm phổ biến từ trước đến nay. Hầu hết các bác sĩ đều chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm huyết học. Sau khi có được kết hợp từ xét nghiệm, các bác sĩ tiến hành phân tích và định lượng từng chỉ số có trong máu như hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu,… qua đó phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường trong cơ thể.
Xét nghiệm sinh hóa máu
Xét nghiệm sinh hóa máu được tiến hành thông qua việc trích phần huyết thanh và huyết tương ở người bệnh, sau khi có mẫu bệnh phẩm các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác bệnh tình nếu có.
Xem thêm:
Mục đích của xét nghiệm máu là gì?
Thông qua việc xét nghiệm máu, các bác sĩ có thể bắt mạch được nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Bệnh về máu
Các bệnh về máu thường gặp như thiếu máu, viêm nhiễm, bệnh ký sinh trùng, vấn đề đông máu, ung thư máu,… đều sẽ được nhận diện nhanh chóng sau khi có kết quả phân tích xét nghiệm. Các xét nghiệm máu cần thiết nhằm chẩn đoán bệnh về máu gồm xét nghiệm kiểm tra các tế bào hồng cầu, kiểm tra các tế bào bạch cầu, tiểu cầu, nồng độ Hemoglobin, Hematocrit (Hct) và thể tích trung bình của hồng cầu (MCV).
- Kiểm tra chức năng của gan và thận
Xét nghiệm máu có thể cho thấy rõ rệt các bệnh về gan như viêm gan A, B, C, E, D,.. xơ gan, tăng men gan, ung thư gan… đồng thời còn theo dõi được sức khỏe của thận thông qua nồng độ ure máu (BUN) và creatinin.
- Bệnh về đường huyết
Chỉ số đường huyết tăng cao là triệu chứng của bệnh đái tháo đường. Do đó sau khi xét nghiệm máu xong, các bác sĩ sẽ nắm được chắc chắn lượng đường (glucose) có trong máu của bạn.
- Rối loạn mỡ máu
Xét nghiệm máu giúp xác định nhanh Nồng độ cholesterol xấu, cholesterol tốt và chất béo trong máu Triglyceride. Nếu các chỉ số này bất thường sẽ là dấu hiệu nhận biết các bệnh về tim mạch vành hiệu quả.
- Các bệnh liên quan đến hoạt động của enzym
Xét nghiệm máu có thể phát hiện nhanh chóng bệnh Gout, HIV, hoặc các bệnh liên quan đến não như thiếu máu não, nhiễm trùng não,…
Quy trình xét nghiệm máu cơ bản
- Bước 1: Bạn đến quầy tư vấn để đăng ký xét nghiệm.
- Bước 2: Nghe bác sĩ tư vấn trước khi xét nghiệm.
- Bước 3: Hoàn tất lệ phí xét nghiệm
- Bước 4: Tiến hành lấy mẫu máu thông qua các thao tác: buộc dây garô quanh khu vực có tĩnh mạch muốn lấy máu, làm sạch bằng chất khử trùng, tiêm kim trực tiếp lên rồi áp một miếng bông chặt trên da giữ lại vết thương cho sạch.
- Bước 5: Máu bệnh nhân được bảo quản trong chai thủy tinh có dán nhãn tên, sau đó đưa vào phòng thí nghiệm để phân tích. Bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm máu ngay trong ngày.
Cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm máu?
- Để kết quả xét nghiệm máu được chuẩn xác nhất có thể bạn nên nhịn ăn tối thiểu 6 – 8 tiếng trước khi thực hiện xét nghiệm. Có như thế mới giúp đánh giá đúng các chỉ số sức khỏe.
- Không uống thức uống chứa cồn, thuốc lá hoặc thực phẩm nhiều đường.
- Nên làm xét nghiệm máu vào sáng sớm để tránh tình trạng nhịn đói quá lâu, mất sức.
- Uống nhiều nước lọc.
- Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh tim, huyết áp hay tiểu đường, cần báo với bác sĩ theo dõi để có chỉ dẫn phù hợp.
Xem thêm:
Sau khi tham khảo bài viết trên đây chắc hẳn bạn đã biết được quy trình xét nghiệm máu bao nhiêu tiền và ở đâu chuẩn xác rồi nhé. Chúc các bạn thành công.