Xương đòn là xương gì? Cấu tạo xương đòn như thế nào? Đây chắc chắn là thông tin mà rất nhiều người đều muốn biết. Hơn nữa, vị trí xương này còn là vị trí cực kỳ hấp dẫn, có sức gợi cảm trên người phụ nữ. Để tìm hiểu rõ hơn về loại xương này, hãy cùng Nesfaco tìm hiểu thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
Xương đòn là xương gì?
Xương đòn là xương gì? Xương đòn (hay Clavicle) còn được biết đến là xương quai xanh. Đây là cặp xương dài kéo dài từ giữa xương ức đến xương bả vai. Bạn có thể dễ dàng nhìn bằng mắt thường và sờ thấy chiều dài xương một cách dễ dàng. Xương sẽ càng lộ rõ nếu bạn gầy.
Xương đòn là phần xương mảnh mai với 2 đường cong tạo thành hình chữ S. Khi hướng về phía trước, phần xương này sẽ lồi ra và phần bên lõm vào. Xương nằm ngay ở vị trí trên xương sườn đầu tiên.
Xương đòn là xương gì? Điểm đặc biệt của xương đòn như thế nào? Đây chính là xương dài duy nhất nằm theo chiều ngang của cơ thể. Vai trò của xương này chính là thanh chống để giữa các chi hoạt động tự do.
Xương đòn là xương gì?
>>> Xem ngay: 3 nguyên nhân và cách phòng ngừa đau xương khớp bả vai.
Cấu tạo xương đòn như thế nào?
Sau khi đã biết xương đòn là xương gì, chắc hẳn bạn sẽ muốn biết cấu tạo của loại xương này như thế nào? Xương đòn là sự kết hợp của 2 loại xương đó là xương bả vai và xương ức. Từ đó tạo thành 2 khớp ở mỗi bên cơ thể, gồm có:
- Khớp xương đòn: Hình thành giữa cơ xương đòn và xương đòn ở đỉnh vai. Bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ kết nối với nhau bằng dây chằng xương đòn.
- Khớp xương ức: Hình thành giữa xương ức và xương đòn ở phía trước ngực. Các bộ phận này được hỗ trợ bởi dây chằng xương đòn.
Cấu tạo xương đòn 2 gồm khớp xương đòn và khớp xương ức
Trong cấu tạo cơ thể, xương đòn có kích thước mỏng, nhỏ vì vậy nên tương đối dễ gãy. Gãy xương sẽ xảy ra khi người bệnh bị té ngã hoặc có lực mạnh tác động vào vai. Đoạn đầu xương là phần dễ bị gãy nhất, chiếm khoảng 80% tổng số trường hợp gãy xương đòn.
>>> Xem ngay: Đo mật độ xương là gì? 2 phương pháp đo phổ biến.
Gãy xương đòn có nguy hiểm không?
Xương đòn là xương gì? Gãy xương đòn có nguy hiểm không? Gãy xương đòn diễn ra khá phổ biến và chiếm khoảng 5% tất cả trường hợp gãy xương ở người lớn. Nếu chẳng may bị gãy xương đòn bạn sẽ rất dễ phát hiện ra vì xương này nằm ngay dưới da. Khi có bất cứ biến dạng nào bạn đều dễ dàng nhìn thấy.
Phần lớn trường hợp gãy xương đòn sẽ gãy ở 1/3 giữa của xương. Đôi khi có thể gãy ở vị trí hai khớp với xương ức và mỏm cùng xương vai. Mức độ gãy xương quai xanh tùy theo nguyên nhân dẫn đến gãy xương. Đôi khi, xương có thể chỉ nứt nhẹ hoặc gãy thành nhiều đoạn.
Gãy xương đòn có nguy hiểm không?
Gãy xương đòn có thể rất đau và khiến cho bạn khó có thể cử động cánh tay như mong muốn. Dấu hiệu và triệu chứng khác của gãy xương bao gồm:
- Trượt vai xuống và về phía trước.
- Không thể nâng cánh tay lên vì đau nhức.
- Cảm giác lạo xạo xương khi bạn cố gắng nâng cao cánh tay.
- Dị dạng, xương nổi cục ở chỗ gãy.
- Xuất hiện các vết bầm, sưng, đau ở vùng xương đòn.
Nhìn chung, gãy xương đòn không quá nguy hiểm đối với người bệnh. Nếu chẳng may bị gãy xương, bạn nên tuân thủ theo đúng điều trị của bác sĩ và tiến hành phục hồi chức năng xương để không ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Ngoài ra, vị trí xương này dễ liền hơn nhiều so với xương tay, xương chân và nhiều vị trí xương khác trên cơ thể.
>>> Xem ngay: Có nên dùng yến mạch cho người tiểu đường?
Phương pháp phục hồi chức năng xương đòn
Nếu bạn không may bị gãy xương đòn và đang trong quá trình phục hồi thì việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ lành xương nhanh chóng là điều cần thiết. Bạn có thể áp dụng phương pháp phục hồi chức năng xương như sau:
Thuốc
Sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm trong quá trình điều trị gãy xương đòn. Theo đó, bạn có thể kiểm soát các triệu chứng không mong muốn sau chấn thương.
Tiêm cortisone
Cortisone được tiêm vào khớp nhằm hỗ trợ giảm đau và chống viêm. Tiêm Cortisone phải có chỉ thị của bác sĩ tránh tình trạng dị ứng thuốc hay phản ứng không tốt với thuốc.
Dành thời gian nghỉ ngơi
Dù xương đòn là xương khá dễ liền nhưng bạn cũng cần dành thời gian để nghỉ ngơi. Bạn cần hạn chế hoạt động khiến cho triệu chứng gãy xương trở nên nghiêm trọng hơn. Từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình lành xương và thời gian phục hồi sẽ cần nhiều hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần hạn chế các chuyển động trên cao, đẩy, nâng hoặc kéo. Hoạt động này khiến cho vết thương của người bệnh dễ bị đau tái phát trở lại.
Chú ý dành thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi chức năng xương
Trên đây, bạn đã biết xương đòn là xương gì và gãy xương đòn có nguy hiểm không. Mặc dù là vị trí xương khó bị gãy và cũng dễ lành nhất trong hệ thống xương cơ thể nhưng bạn vẫn cần cẩn thận trong vận động thường ngày. Nếu chẳng may bị gãy xương bạn cần ưu tiên thời gian để xương có thể phục hồi.