3 Bệnh Thiếu Máu Tán Huyết Thường Gặp, Nguyên Nhân Và Triệu Chứng

Bệnh thiếu máu tán huyết là một trong những bệnh về máu nguy hiểm bậc nhất. Tuy nhiên, nếu phát hiện và chữa trị kịp thời người bệnh có khả năng phục hồi rất cao. Trong bài viết dưới đây Ondinhtieuduong.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc 3 trường hợp thiếu máu tán huyết thường gặp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng bệnh nhé!

Mục lục bài viết

Bệnh thiếu máu tán huyết là gì?

Thiếu máu tán huyết là bệnh do các tế bào hồng cầu bị vỡ. Điều này khiến một loạt các chức năng trong cơ thể bị rối loạn và ảnh hưởng. Tán huyết còn có nghĩa là mạch tượng bị vỡ sớm, dẫn đến thiếu máu. Bệnh có thể do di truyền hoặc tự phát. Tùy từng tình trạng mà dẫn đến mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Bệnh thiếu máu tán huyết vô cùng nguy hiểm
Bệnh thiếu máu tán huyết vô cùng nguy hiểm

Thiếu máu tán huyết hồng cầu hình cầu

Thiếu máu tán huyết hình cầu có khả năng chữa khỏi cao nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Dưới đây là những thông tin chi tiết về bệnh:

Khái niệm hồng cầu hình cầu

Đây là một loại thiếu máu rối loạn do di truyền. Bệnh có thể bị gây ra bởi các khuyết tật ở màng hồng cầu. Việc di truyền giữa các thế hệ khiến dẫn đến sự thay đổi ở thành các tế bào hồng cầu. Chính vì những lỗi này đã tạo nên bề mặt hình cầu khác với hình dạng bình thường. Hầu hết những tế bào này mỏng manh và không có sự linh hoạt trong thay đổi hình dạng khiến nó vỡ sớm tại lách, dẫn đến thiếu máu.

Thiếu máu tán huyết hồng cầu hình cầu
Thiếu máu tán huyết hồng cầu hình cầu

Nguyên nhân gây ra bệnh hồng cầu hình cầu

Hồng cầu hình cầu có thể mắc phải do một số nguyên nhân sau:

  • Do rối loạn di truyền trong gia đình gây ra khuyết tật hồng cầu: Xảy ra khi bố hoặc mẹ mang gen bệnh và truyền lại cho thế hệ F2
  • Do sự thay đổi đột biến khi em bé được hình thành. Điều này gây ra khiếm khuyết trong thành tế bào hồng cầu.

Triệu chứng hồng cầu hình cầu

Đối với thiếu máu huyết tán hồng cầu hình cầu hầu như không có triệu chứng. Đặc biệt cho dù bệnh có chuyển biến nặng hơn. Đối với một số bệnh nhân sẽ bị thiếu máu nhẹ hoặc nặng. Bệnh nhân mắc hồng cầu hình cầu nặng có thể bị vàng da và sỏi mật do tế bào máu bị phá hủy lâu ngày.

>>> Xem thêm: Bepharin – thảo dược quý giúp ổn định tiểu đường.

Thiếu máu tán huyết hồng cầu hình bầu dục

Bệnh thiếu máu tán huyết hồng cầu hình bầu dục hay còn gọi là một biến thể hiếm hoi của bệnh. Hầu hết được tìm thấy ở người Đông Nam Á. 

Nguyên nhân gây ra hồng cầu hình bầu dục

Tương tự với hồng cầu hình cầu, bệnh hồng cầu hình cầu có nguyên nhân xuất phát từ:

  • Do di truyền từ bố mẹ lên con nếu bố hoặc mẹ mang mầm bệnh.
  • Do thiếu hụt hoặc biến đổi gen khi mẹ mang thai
So sánh hình dạng hồng cầu của người bình thường và người mắc bệnh
So sánh hình dạng hồng cầu của người bình thường và người mắc bệnh

Triệu chứng thiếu máu tán huyết hình bầu dục

Trong các trường hợp tán huyết nhẹ bệnh nhân có thể bị thiếu máu. Ở một số trường hợp nặng gây nên thiếu máu trầm trọng, lách to và sỏi mật.

Chẩn đoán và điều trị hồng cầu hình cầu và hồng cầu hình bầu dục

Nếu có một số triệu chứng trên hoặc bạn bị tán huyết mà không rõ nguyên nhân bác sĩ sẽ nghi ngờ bạn có thể bị hồng cầu hình cầu và hồng cầu hình bầu dục. Đặc biệt nếu lá lách bệnh nhân bị to đột biến hoặc có tiền sử gia đình có biểu hiện tương tự.

Nếu có các dấu hiệu bệnh bạn sẽ được bác sĩ chỉ định các xét nghiệm máu sau đây:

  • Xét nghiệm sức bền hồng cầu: Thực hiện bằng cách pha trộn hồng cầu của người bệnh với dung dịch có nồng độ mặn khác
  • Xét nghiệm hồng cầu tán huyết tự động: Bao gồm đo lường số lượng tán huyết người bệnh tự phát xảy ra sau 48 giờ ủ vô trùng
  • Xét nghiệm kháng thể globulin trực tiếp: Điều này giúp loại trừ hồng cầu hình cầu do bệnh thiếu máu tán huyết tự miễn.
  • Việc hồng cầu dễ vỡ có thể bình thường trở lại khi máu được trừ khử fibrin vô trùng và ủ ở nhiệt độ 37°C trong 24 giờ. 
  • Nếu lượng hồng cầu phân hủy vẫn theo chiều hướng tăng lên có thể được điều chỉnh bằng cách bổ sung glucose. Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm kháng thể globulin trực tiếp là âm tính.

Thiếu máu tán huyết hồng cầu thiếu hụt G6PD

Thiếu hụt G6PD có thể được di truyền hoặc do người bệnh ăn uống thiếu chất. Bệnh rất nguy hiểm nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng bệnh. 

Thiếu hụt G6PD là gì?

Thiếu G6PD là do người bệnh không có đủ enzyme glucose-6-phosphate dehydrogenase. Hãy cùng theo dõi đặc tính của enzyme này để hiểu rõ hơn về nguồn cơn căn bệnh nhé.

Thiếu máu tán huyết hồng cầu thiếu hụt G6PD vô cùng nguy hiểm
Thiếu máu tán huyết hồng cầu thiếu hụt G6PD vô cùng nguy hiểm

Triệu chứng thiếu hụt G6PD

Hầu hết thiếu hụt G6PD không có triệu chứng bệnh cho đến khi các tế bào tiếp xúc với chất kích thích như thuốc. Những hợp chất này có thể gây tổn thương và thiếu máu cho người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị thiếu hụt G6PD

Thông thường bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh qua các biểu hiện lâm sàng. Đặc biệt hầu hết các trường hợp sẽ không thể xét nghiệm cho ra kết quả chính xác nếu trẻ không có triệu chứng. 

>>> Hữu ích với bạn: Tìm Hiểu Về Các Nhóm Máu Hiếm

Lời kết

Thiếu máu tán huyết là một trong những bệnh lý phức tạp. Chính vì thế việc phòng và điều trị cũng không dễ dàng gì. Khi phát hiện mình có một trong số những triệu chứng của bệnh thiếu máu tán huyết hãy đến bệnh viện để kiểm tra. Nếu bạn cần tìm những sản phẩm hỗ trợ phòng bệnh hiệu quả, hãy kết nối ngay với Ondinhtieuduong.com nhé.

Thông tin liên hệ:

  • Công Ty Cổ Phần NESFACO
  • Địa chỉ: Tòa Nhà Gic, 228B Bạch Đằng, Phường 24, Q.Bình Thạnh, TP. HCM.
  • Hotline: 0866.626.768 – 0911.934.131
  • Website: www.Nesfaco.com
  • Email: info@nesfaco.com

About BS Nguyễn Công Đức

Chào các bạn, tôi là BS.Nguyễn Công Đức. Tôi sinh ra tại vùng đất Ninh Thuận nắng gió và sớm có lòng theo nghiệp y học cổ truyền. Tôi đã tham gia giảng dạy tại khoa Y Học Cổ Truyền - Trường đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay tôi là ủy viên BCH hội Đông Y TPHCM và là đại diện của phòng khám Đông y Công Đức.
Call Now Button